10 sân bóng kỳ lạ nhất thế giới: Xe lửa chạy ngang sân

Mặc dù nghe có vẻ hơi kỳ lạ nhưng nó chứng minh bóng đá thật sự có thể chơi ở bất kỳ đâu, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Các cầu thủ bóng đá vừa có thể chơi bóng vừa có thể xem… tàu hỏa đi ngang qua, hay vừa chơi bóng vừa ngắm "biển nước",…

Đó là 2 trong số 10 sân vận động được xem là kỳ lạ nhất thế giới.

Tartan Cierny Balog

Sân vận động Tartan Cierny Balog ở Slovakia được thiết kế theo cách rất kỳ quặc, có thể nói là có một không hai trên thế giới. Nó có một đường ray tàu lửa nằm ở giữa ngăn cách khán đài và sân thi đấu. Khi đoàn tàu đi qua, nó có thể che khuất tầm nhìn xuống sân của các cổ động viên.

Estadio Hernando Siles

Hernando Siles ở La Paz nằm ở độ cao ai cũng ngao ngán. ẢNH: GETTY

Neymar và các đồng đội ở tuyển Brazil ra thông điệp phản đối. ẢNH: INSTAGRAM NEYMAR

Hernando Siles là sân vận động ở La Paz (Bolivia). Nó là sân nhà của đội tuyển quốc gia Bolivia và hai CLB Club Bolivar, The Strongest. Nó khiến các siêu sao hàng đầu thế giới như Messi, Neymar phải ngao ngán khi đến đây thi đấu bởi sân nằm ở độ cao 11,932 feet (hơn 3.600m) so với mặt nước biển.

Ở độ cao này, không khí loãng khiến các cầu thủ rất khó thi đấu với cường độ cao vì thiếu oxy. Người ta từng chứng kiến Messi phải nôn mửa ngay trên sân khi tuyển Argentina đến đây thi đấu với Bolivia vào năm 2013.

Năm 2017, Neymar từng chia sẻ bức ảnh anh đeo mặt nạ oxy lên mạng xã hội và anh nói rằng chơi bóng trong điều kiện như thế này là vô nhân đạo.

Stadion Vozdovac

Sân Vozdovac tọa lạc trên đỉnh một trung tâm thương mại. ẢNH: GETTY

Nhìn thoáng qua, sân Vozdovac với sức chứa 5.200 chỗ ngồi này không có gì đặc biệt, cho đến khi bạn nhận ra vị trí sân nằm trên nóc của một trung tâm thương mại tại Belgrade. Đây là sân nhà của FK Vozdovac Belgrad.

Nó được xây dựng vào năm 2012, ngay phía dưới sân là nhà hàng McDonald’s, KFC và một siêu thị. Điều đáng nói, sân vận động này đáp ứng mọi tiêu chuẩn của LĐBĐ châu Âu (UEFA) để có thể tổ chức các trận đấu thuộc Champions League và Europa League.

Estadio Municipal De Braga

Sân Municipal De Braga được xây trên mỏ đá. ẢNH: GETTY

“Ngôi nhà” của CLB Braga (Bồ Đào Nha) tọa lạc trên một mỏ đá. Và về cơ bản, nó nằm trên… vách đá. Đây là nơi chứng kiến Arsenal thất thủ 0-2 trước Braga ở Champions League năm 2011.

Sân vận động được thiết kế khá đẹp với hai bên khán đài được kết nối với nhau bởi hàng dây thép rất ấn tượng. Nó được xây dựng để phục vụ cho VCK Euro 2004 mà Bồ Đào Nha là chủ nhà. Sân có sức chứa 30.000 khán giả.

Ottmar Hitzfeld Gspon Arena

Sân Ottmar Hitzfeld Gspon Arena ở vị trí tuyệt đẹp. ẢNH: GETTY

Ottmar Hitzfeld Gspon Arena là sân nhà của CLB nghiệp dư FC Gspon (Thụy Sĩ). Người hâm mộ đến sân có thể tận hưởng khung cảnh bình dị giữa 4 bề sân vận động nếu chất lượng trận đấu quá “buồn ngủ” khiến họ không muốn theo dõi nữa. Sân được bao quanh bởi những ngọn núi.

Điều độc đáo, do sân nằm ở độ cao nên để đến được sân, các đội bóng phải di chuyển bằng ô tô  vòng vèo đến làng Stalden. Sau đó, họ phải bỏ xe lại rồi đi cáp treo lên tiếp mới đến được địa điểm thi đấu.

Igraliste Baterija

Sân được xây dựng giữa hai di sản văn hóa thế giới. ẢNH: ALAMY

Croatia là một đất nước xinh đẹp. Nơi đó có sân vận động Igraliste Baterija được thiết kế lạ kỳ chưa từng có và theo cách đáng kinh ngạc. Nó được coi là “pháo đài thế kỷ 15” cực kỳ độc đáo nằm giữa… hai di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận.

Nằm sau khung thành bên này là tháp St Marco và phía sau khung thành bên kia là Lâu đài Kamerlengo. Nó đều là hai di sản thế giới.

Sân vận động này là nơi CLB HNK Trogir chơi bóng và nó thuộc sở hữu của các cổ động viên. Không rõ nếu cầu thủ sút bóng “bắn nhầm” mục tiêu vào hai di sản văn hóa thế giới thì sẽ ra sao.

Svangaskara

Sân Svangaskara có tầm nhìn hướng ra hồ nước tuyệt đẹp. ẢNH: GETTY

Nó là sân vận động ở Totfir, một hòn đảo thuộc quần đảo Faroe với dân số chỉ khoảng 800 người. Vậy nhưng, sân Svangaskara có sức chứa lên đến 6.000 chỗ ngồi. Nơi đây từng là sân nhà của đội tuyển quốc gia Faroe.

Sân Svangaskara bao quanh bởi những ngọn đồi xanh tuyệt đẹp như xứ sở thần tiên và nó có tầm nhìn xa đến hồ nước xanh cũng đẹp không kém ngay gần đó.

Sân này ghi dấu ấn lịch sử sau chiến thắng nổi tiếng của Faroe trước Malta vào năm 1998. Bây giờ, Faroe đã chuyển sân nhà sang sân vận động ở Torsvollur.

Estadio BBVA Bancomer

Sân BBVA Bancome. ẢNH: GETTY

Sân BBVA Bancomer có sức chứa 52.000 khán giả của đội CF Monterrey được khánh thành năm 2015 trong hoàn cảnh gây tranh cãi. Với vị trí gần núi Cerra de la Silla, có những lo ngại rằng sân sẽ gây hại cho các động vật hoang dã tại đây.

Năm 2017, một hình ảnh chụp toàn cảnh sân vận động BBVA Bancomer lan truyền trên mạng xã hội đã gây sốt. Nếu đội của bạn thua trận và HLV phạt các cầu thủ phải leo hết ngọn núi tại đây thì sẽ ra sao nhỉ?

Gospin Dolac

 Sân Gospin Dolac. ẢNH: GETTY

Trở lại với đất nước Croatia, chúng ta đến với một “đấu trường” mở mang tầm mắt khác. Sân Gospin Dolac ở Imotski dường như bình thường như mọi sân bóng khác. Nhưng khi nhìn sân từ trên cao bạn sẽ thấy sự kinh ngạc của nó.

Vị trí sân nằm lọt thỏm dưới độ cao 1.640 foot (khoảng 500 mét). Đây là sân nhà của CLB NK Imotski với 4.000 người hâm mộ.

The Float @ Marina Bay

The Float @ Marina Bay. ẢNH: ALAMY

Singapore là đất nước xinh đẹp có nhiều kiến trúc tuyệt đẹp và sân vận động bóng đá của đất nước sư tử biển này cũng thể hiện sự khác biệt.

Một sân vận động với sức chứa 30.000 chỗ ngồi đã được xây dựng tại vịnh Marina với 4 bề là nước bao quanh. Đây không phải là sân chính của đội tuyển bóng đá quốc gia Singapore nhưng nó lại nằm ở vị trí vô cùng đặc biệt.

Nó được khánh thành vào năm 2007. Nơi đây thường tổ chức các sân khấu nổi với những buổi hòa nhạc hoành tráng.

Mmabatho Stadium

Sân Mmabatho. ẢNH: GETTY 

Mmabatho là sân vận động lớn thứ 5 của Nam Phi. Dù có sức chứa đến 59.000 chỗ ngồi nhưng sân này không được chọn tổ chức các trận đấu World Cup 2010 ở Nam Phi.

Tuy nhiên, sân cũng thu hút sự chú ý bởi phong cách thiết kế kỳ lạ và ngược đời của nó. Sân có các khán đài hướng rất xa mặt sân thi đấu và các góc khán đài rất kỳ lạ không hướng ra sân cỏ.

Sân này hiện được trường Đại học Tây Bắc sử dụng làm sân tập. Đôi khi nó cũng được thuê lại để tổ chức các buổi triển lãm nhưng rất hiếm khi nó được thuê lâu dài.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm