Cắn móng tay có thể khiến bạn bị nhiềm vi khuẩn gây viêm họng. |
1. Cắn móng tay
Mọi người thường có thói quen cắn móng tay khi cảm thấy buồn chồn lo lắng việc gì đó hoặc chỉ đơn giản là đang xem một bộ phim kinh dị. Tuy nhiên, theo bác sĩ da liễu Michael Shapiro ở New York, việc cắn móng tay thường xuyên sẽ vừa làm hỏng móng tay vừa gây tổn hại đến vùng da xung quanh móng tay. Vi khuẩn hay mầm bệnh từ miệng sẽ gây nhiễm trùng da và ngược lại.
Ông Shapiro cho hay: “Vi khuẩn dưới móng tay sẽ rất dễ truyền qua miệng, gây viêm lợi và họng”.
Ông khuyên, nếu bạn khó từ bỏ thói quen này thì hãy thử cách sơn móng tay để nhắc nhở mình dừng lại mỗi khi định cắn móng tay.
2. Cuộn tròn, kéo và giật tóc
Một bác sĩ chuyên về da liễu khác, Ariel Ostad, ở New York cho hay, dùng ngón tay xoắn, xoay tròn tóc hay giật tóc về lâu dài sẽ làm hại đến chân tóc. Ông nói: "Thói quen này có thể khiến tóc bị gẫy tạm thời hoặc vĩnh viễn, thậm chí vùng da đầu đó có thể bị viêm nhiễm”.
Cuộn, giật tóc có thể gây rụng tóc vĩnh viễn. |
Theo ông Ariel, thói quen bứt tóc liên tục có thể còn là dấu hiệu của tình trạng rối loạn kiểm soát tinh thần có tên là "trichotillomania". Nếu đúng vậy thì cần phải được điều trị kịp thời.
3. Vặn cổ
Mỗi khi mệt mỏi, nhiều người thường có thói quen vặn cổ. Theo ông Michael Gleiber, một bác sỹ chấn thương chỉnh hình của Mỹ, việc kéo vặn cổ về một phía sẽ làm tăng lượng khí giữa các khớp và đốt sống ở cổ, tạo ra âm thanh “rắc”.
Hãy từ bỏ ngay thói quen vặt cổ vì nó kéo theo rất nhiều tác hại. |
Mặc dù lúc đó, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, nhưng theo ông Michael, việc vặn cổ liên tục sẽ gây tổn thương các dây chằng vùng cổ. Việc vặn quá mức khớp cổ theo thời gian có thể dẫn đến viêm khớp. Thậm chí, một số trường hợp có thể gây ra nứt cổ, dẫn đến đột quỵ.
4. Sờ mặt, nặn mụn
Theo bác sĩ da liễu Jessica Krant, việc liên tục sờ tay lên mặt để nặn mụn trứng cá sẽ gây tổn thương đến lớp da siêu mỏng mong của bạn. Bà Jessica nói: “Nếu bạn bị chảy máu thì có lẽ chỗ đó đã trở thành sẹo vĩnh viễn”. Bà khuyên: “Không nặn hoặc gãi mạnh lên mặt. Hãy dùng các loại kem dưỡng ẩm cho da”.
5. Nghiến răng
Nghiến răng khi căng thẳng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng. Răng sẽ bị tổn thương hoặc bị sứt mẻ khi bị di chặt vào nhau. Thậm chí, theo chuyên gia nha khoa Justin Philipp, nghiến răng còn có thể gây ảnh hưởng đến các khớp xương hàm dưới.
Bên cạnh đó, ông cho rằng: "Mọi người thường nghiến răng khi bị căng thẳng. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp có thói quen nghiến răng đều có liên quan đến bệnh lý như răng mọc lệnh hay bị mất một chiếc răng nào đó”.
Bệnh lý này có thể chữa trị bằng cách phẫu thuật chỉnh hình răng.
6. Ngậm kẹo cứng
Cũng theo ông Philipp, ngậm kẹo cứng đồng nghĩa với việc bạn đang tắm cho răng bằng đường, dẫn đến sâu răng. Vi khuẩn được nuôi bằng đường, một môi trường hoàn hảo để bạn bị sâu răng. Việc cắn kẹo cứng cũng khiến răng bị tổn thương.
7. Cắn hoặc liếm môi
Đây cũng là một thói quen rất phổ biến. Theo bác sĩ da liễu Whitney Bowe ở New York, khi cắn hoặc liếm môi, các men tiêu hóa có trong nước bọt sẽ tiếp xúc môi, khiến cho môi khô và mùa đông thì dễ nứt nẻ hơn.
Việc cắn môi cũng gây tổn thương lớn tới môi của bạn.
8. Tự cắn, gặm bên trong má
Thói quen này có thể khiến cho chỗ bị gặm sưng lên. Nếu kéo dài thường xuyên có thể gây ra tình trạng viêm, chảy máu và cả những vết sẹo.
9. Nhai kẹo cao su
Theo bác sĩ Philipp, việc sử dụng cơ hàm quá mức có thể dẫn đến chứng rối loạn cơ hàm.
Việc nhai nhiều kẹo cao su cũng dẫn đến hàng loạt những vấn đề khác, chủ yếu là về tiêu hóa. Sorbitol, một chất làm ngọt nhân tạo thường có trong kẹo cao su có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu. Việc nuốt quá nhiều không khí khi nhai kẹo cao su cũng dễ khiến bạn bị đầy hơi.
10. Ngậm bút chì, bút bi
Thói quen này khiến bạn có nguy cơ bị lây truyền các loại vi khuẩn ẩn nấp trong những chiếc bút.Ngoài ra, cắn hay ngậm bút có thể gây tốt thương răng và các phần mềm khác trong miệng.