1. Sữa mẹ không phải lúc nào cũng trắng
Sữa mẹ thường có màu trắng hoặc màu kem, nhưng nó cũng có thể màu xanh, vàng hoặc cam. Bạn có thể thấy nó đặc hôm nay và loãng vào hôm sau. Cả hai đều là bình thường và không có gì phải lo lắng.
2. Một bên ngực tiết nhiều sữa hơn
Cũng giống như một bên tay to hơn, ngực của bạn cũng có kích thước không đều nhau. Cho nên một bên có thể tiết nhiều sữa hơn bên kia. Điều đó không có nghĩa là bạn không đủ sữa cho con bú. Tuy nhiên nên cho con bú hết một đầu vú (để trẻ được bú sữa cuối), sau đó mới cho bú đầu vú bên kia. Lần sau thì bắt đầu bằng bầu vú bên kia trước.
3. Bạn có thể cảm thấy ngực to khác thường
Ngực của bạn to hơn trước, nhất là lúc mới cho con bú. Dung tích sữa tăng vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 và ngày càng nhiều hơn. Ngực to như thế nào là phụ thuộc vào độ co giãn của da. Khi bạn ngừng cho con bú, ngực bạn có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn trước khi bạn có bầu.
4. Sữa mẹ không chỉ chảy ra từ núm vú
Có xấp xỉ 15 đến 25 ống dẫn sữa ở mỗi ngực, nên có một vài lỗ chân lông trên ngực nơi sữa có thể chảy ra, chứ không chỉ là một lỗ trên núm vú.
5. Bạn sẽ bị chảy sữa vào lúc ít ngờ tới nhất
Dự trữ sẵn cái lót ngực. Đặc biệt lúc bắt đầu, khi con bạn khóc đòi bú (hoặc tiếng khóc của đứa trẻ khác), phản xạ xuống sữa (thời điểm sữa từ vú mẹ ra ngoài) sẽ diễn ra ở cả hai bên. Nó cũng có thể xảy ra khi bạn nhìn trẻ, nhìn hình trẻ, hoặc khi cho con bú.
6. “Chuyện ấy” có thể gây đau
Việc thiếu estrogen gây khô âm đạo và có thể gây đau khi gần gũi. Hãy sử dụng chất bôi trơn hay hỏi ý kiến các bác sĩ sản phụ khoa.
7. Bạn có quá nhiều sữa
Một số phụ nữ có phản xạ xuống sữa quá mạnh khiến sữa chảy ra ngoài nhanh và bắn khắp nơi. Một số trẻ có thể bị ngạt vì không theo kịp dòng sữa. Hãy tham khảo các kĩ thuật làm chậm dòng sữa.
8. Cảm xúc lúc vui lúc buồn
Hooc môn oxytocin chịu trách nhiệm đưa sữa xuống sẽ làm bạn cảm thấy bớt đau, thư giãn và thậm chí buồn ngủ. Tuy nhiên, một số bà mẹ với phản xạ xuống sữa mạnh có thể thể bị nôn, mệt mỏi, đổ mồ hôi, lo lắng. Có người thấy rất khát và cần thêm khoáng chất bổ sung vào nước.
9. Bạn không cần bổ sung canxi liều cao
Uống sữa sẽ không giúp bạn tạo sữa, nhưng cho con bú có thể làm co rút xương. Tuy nhiên, khi bạn ngừng cho bú, mật độ xương sẽ trở lại bình thường. Hơn thế nữa, các nghiên cứu chỉ ra rằng, cho con bú có thể phòng bệnh loãng xương. Một bà mẹ cho con bú cần cần 1000 milligram canxi mỗi ngày chỉ từ thực phẩm như bơ sữa, rau, các loại hạt, quả hạch. Các bài tập như đi bộ, chạy bộ cũng có thể phòng loãng xương.
10. Cực khoái có thể làm rỉ sữa
Khi bạn đạt cực khoái thì cùng lúc đó hooc môn oxytocin được giải phóng. Bạn có thể bị rỉ sữa vào lúc không thích hợp. Một cái áo ngực có lót ngực cùng một chút hài hước có làm vấn đề qua đi. Không có gì phải bối rối, nhiều phụ nữ đã trải qua chuyện này.
11. Bạn có thể ăn nhiều mà vẫn giảm cân
Cơ thể bạn cần 300 đến 400 calo bổ sung mỗi ngày khi cho con bú. Nhưng thay vì lo lắng là bạn ăn đủ rồi, chỉ cần lắng nghe cơ thể bạn. Ăn khi bạn đói tức là bạn đang “ăn” phần calo bổ sung thôi; cân nặng của bạn vẫn có thể giảm trong thời gian ngắn.
12. Kinh nguyệt có thể ngưng
Nếu bạn cho con bú liên tục, hoàn toàn bằng sữa mẹ, có thể bạn sẽ không có kinh nguyệt. Một số phụ nữ có kinh nguyệt trở lại 6 tuần sau khi sinh, khi họ bắt đầu cai sữa hoặc mãi đến khi ngừng cho con bú hẳn.