Ở đó mỗi một trận đấu là một show lớn mà ở đấy đội bóng, doanh nghiệp, khán giả, truyền thông… gắn với nhau và cùng đồng hành…
Người Thái cũng để lại bài học mà các quan chức VFF lẫn VPF cần học đó là ông cựu tổng thư ký LĐBĐ Thái Lan Ong-art Kosingkha, từng xin từ quan, bỏ tiền túi khăn gói sang Anh học Premier League. Ngày ông này bỏ chức sang Anh thì Thai-League thua xa V-League đến độ cầu thủ Thái ồ ạt sang Việt Nam kiếm việc rồi xin nhập tịch trở về cải tổ thì Thai-League dần hoàn thiện và đi đúng chất chuyên nghiệp từ “công nghệ” của EPL (công ty tổ chức điều hành Premier League của Anh) quy củ với các cấp độ: Thai Premier League (18 CLB), Division 1 (20 CLB) và Regional League Division 2 (83 CLB).
Nó hoàn toàn là hình tháp đúng mô hình phát triển chứ không như ta nắn hình siêu mẫu với vòng 1 là 14 CLB chuyên nghiệp, vòng 2 là 10 CLB hạng nhất, còn vòng 3 thì hơn 20 CLB hạng nhì.
Lần đầu VFF cử người đi học bóng đá chuyên nghiệp từ những năm 1990 thì đưa ra kết luận nên học mô hình Hàn Quốc bắt đầu từ bán chuyên nghiệp (semi-pro) với số đội chỉ là sáu và đích thực là chuyên nghiệp. Nhưng đến cuối năm 1999 thì những nhà làm bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam lại tự chế phiên bản chuyên nghiệp kiểu ta bằng “lùa” hết lên chuyên nghiệp rồi tìm doanh nghiệp gánh vác bằng cách đổi dự án, đất vàng...
Giờ thì 18 năm rồi, chuyên nghiệp của ta vẫn thế!