Nếu bạn không hiểu rõ sản phẩm của mình, hãy xem xét những điểm sau đây:
• Những tính năng cốt lõi của sản phẩm vẫn đang phát triển?
• Sản phẩm có đủ những tính năng cốt lõi để một người nào đó có thể kiểm tra và đưa ra phản hồi có ý nghĩa để bạn có thể sử dụng?
• Bạn có sẵn sàng để thể hiện sản phẩm và tìm một người thử nghiệm hay thậm chí là khách hàng?
Câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ giúp xác định được bạn đang ở giai đoạn nào và sau đó có thể lên kế hoạch phù hợp.
Hãy xem xét xem sản phẩm hay dịch vụ đang ở đâu trong vòng đời của một sản phẩm: (1) phát triển, (2) giới thiệu, (3) tăng trưởng, (4) đáo hạn, hoặc (5) suy giảm. Mỗi một giai đoạn trên có khoảng thời gian tồn tại khác nhau và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách tiếp thị.
2. Chiến lược tiếp thị
Chiến lược tiếp thị bao gồm cả cách tiếp cận khách hàng tiềm năng như thế nào và chiến lược phù hợp với khách hàng. Về cơ bản, cần tạo ra một hồ sơ tư liệu và các khách hàng tiềm năng trong các ngành công nghiệp, vị trí, tầm cỡ...
Điều quan trọng là xem xét các kênh phân phối lý tưởng và xem xét chiến dịch tiếp thị có gắn kết được với các chọn lựa khác (như quảng cáo, tiếp thị trực tiếp, hội chợ thương mại, hay các chương trình quan hệ công chúng). Nếu như vậy thì những gì cần làm là xác định rõ nhu cầu và ngân sách.
Chiến lược tiếp thị cần bao gồm những yếu tố sau:
• Đối tượng mà sản phẩm và dịch vụ hướng đến.
• Địa điểm tiếp cận các đối tượng đó.
• Phương thức tiếp cận.
• Cách tốt nhất để sử dụng những nguồn thông tin mà bạn có ở trên.
Mặc dù những thông tin trên nhìn có vẻ rời rạc, nhưng mối liên hệ giữa chúng sẽ thể hiện ở kết quả. Sản phẩm cần tiếp cận đến lứa tuối mới lớn, đang trưởng thành thì điện thoại di động và mạng xã hội sẽ là một cách tiếp cận tốt.
Nếu dịch vụ phục vụ cho người lớn tuổi, thì có lẽ điện thoại, truyền hình hoặc đài phát thanh sẽ là cách tốt hơn để truyền tải thông điệp. Các chuyên gia công nghệ thông tin thường hay đọc những ấn phẩm nào?...
Nếu có thể kiểm tra những thông tin trên trong một quy mô nhỏ trước khi áp dụng hoàn toàn vào chiến dịch tiếp thị, bạn sẽ phát hiện ra những điểm chưa rõ ràng, những ngoại lệ, và những điều liên quan bất ngờ khác nữa vô tình bỏ qua.
3. Cạnh tranh
Trong nhiều thập kỷ, việc tiếp thị chỉ tập trung vào các nỗ lực để cạnh tranh với các quảng cáo trưng bày bắt mắt, chương trình khuyến mãi, giảm giá và các tin tức tập trung vào các tính năng của sản phẩm. Tuy nhiên, tất cả đều kết thúc như một âm thanh ồn ào vừa vang lên. Vì thế, để thành công và thật sự tiếp cận được với đối tượng khách hàng, thì việc hiểu biết sâu rộng về môi trường cạnh tranh là điều rất quan trọng.
Hãy tìm ra đối thủ cạnh tranh hàng đầu là ai, cùng với vị trí và thông điệp cốt lõi của họ. Phiên bản vừa cập nhật mới nhất của họ là gì? Họ có đề cập đến bất kỳ công nghệ và dịch vụ nào sắp tới hay không? Thử thách đối với họ là gì? Và họ đã giải quyết chúng trên thị trường như thế nào? Xác định từ các thông tin trên để biết rằng sản phẩm của bạn có thể cùng tồn tại, hỗ trợ hoặc thay thế các đối thủ cạnh tranh, là điều cần thiết để xác định ví trí và thông điệp tiếp thị phù hợp với thời điểm.
4. Thông điệp
Bây giờ bạn đã xác định được chiến dịch tiếp thị, vị trí của sản phẩm và môi trường cạnh tranh, bước cuối cùng là xác định thông điệp.
Thông điệp của bạn là sự tổng hợp của cả 3 bước trên, hãy chuyển đổi và truyền đạt đến khách hàng theo cách lôi cuốn nhất.
Nên thật sáng tạo, hấp dẫn và trên hết là cần phải đủ lôi cuốn để khách hàng tiềm năng hành động và thay đổi, cho dù là trở thành khách hàng mới hay là thay thế sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Nếu thành công trong việc gây sự chú ý với khách hàng từ lần đầu tiên, thì điểm mấu chốt là tùy chỉnh thông điệp cho kịp thời, phù hợp và cá nhân hóa nhưng không trông giống như việc "sao chép rồi dán lại".