1. Ung thư phổi
Theo thống kê, chỉ có 16% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán sớm. Và một khi bệnh đã nặng hơn, chỉ có 4% bệnh nhân sống sót được trong ít nhất năm năm.
Dù nguyên nhân gây ung thư phổi nhiều nhất là thuốc lá, nhưng một loại khí tự nhiên khác tên là radom cũng rất nguy hiểm, là nguyên nhân gây bệnh đứng thứ 2.
Bạn chỉ có thể phát hiện ung thư phổi khi bệnh đã vào giai đoạn nguy hiểm, vì phổi hầu hết là không khí nên có thể có khối u phát triển lớn mà bạn không hề nhận ra. Khi đã có triệu chứng báo hiệu, ung thư bên trong phổi đã lây lan. Các triệu chứng này bao gồm ho liên tục, hơi thở ngắn, giảm cân bất thường.
Những người hút chừng một gói thuốc mỗi ngày trong chừng 30 năm, hoặc đã hút nhưng đã bỏ trong chừng 15 năm, thì ở tuổi 50-70 nên đi khám phổi thường xuyên. Nhưng dù có hút thuốc hay không, vẫn nên cẩn thận với triệu chứng khi đã xuất hiện. Nếu ho hơn một tháng, bạn chắc chắn nên đi khám, đặc biệt nếu ho ra máu.
Phần lớn ung thư phổi chỉ được phát hiện ra khi đã vào giai đoạn nặng. (Ảnh minh họa)
2. Ung thư đại trực tràng
Đây là bệnh ung thư gây tử vong đứng thứ hai ở nam giới. Dù phần lớn bệnh xảy ra ở nam giới trên 50 tuổi, nhưng càng ngày nó càng có nguy cơ trẻ hóa.
Mặc dù ung thư đại trực tràng có nhiều triệu chứng, nhưng chúng không xuất hiện ở giai đoạn sớm, khi mà bệnh còn có thể chữa được. Các triệu chứng thường gặp như đau bụng, tiêu ra máu, táo bón hoặc tiêu chảy dai dẳng hay một dạng rối loạn tiêu hóa.
Hầu hết nam giới bị ung thư đại trực tràng từ tuổi 50, nhưng nếu có họ hàng gần bị bệnh, bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ từ độ 40 tuổi. 9/10 người phát hiện bệnh sớm có thể chữa khỏi, trong khi chỉ có 1/20 người phát hiện trễ sống sót.
3. Ung thư tuyến tụy
Dự đoán có khoảng 27.970 nam giới sẽ bị ung thư tuyến tụy vào năm 2017, chiếm 7% số ca tử vong vì ung thư. Đây là bệnh ung thư nguy hiểm nhất vì không thể scan xét nghiệm, và triệu chứng chỉ xuất hiện khi bệnh không thể chữa được.
Các triệu chứng như đau bụng hoặc lưng, giảm cân, không thèm ăn, buồn nôn, cục máu đông thường khó nhận thấy hoặc dễ bị lẫn với bệnh khác. Bệnh ung thư này thường lan đến gan trước khi có triệu chứng vàng da.
Tuyến tụy có lớp ngoài rất mỏng, khiến ung thư lây qua cơ quan nội tạng khác rất nhanh. Khi phát hiện bệnh, ung thư đã lây ra vùng ngoài, trong khi tuyến tụy ở sâu trong cơ thể nên khó phát hiện ra. Do đó, phòng chống bệnh là điều quan trọng nhất. Người hút thuốc có nguy cơ ung thư tuyến tụy cao gấp đôi, và người béo phì có nguy cơ gấp 20%.
Ung thư gan đang phát triển rất nhanh, tỉ lệ tử vong cao. (Ảnh minh họa)
4. U ác tính trên da
Dù u ác tính chỉ chiếm 1% ca ung thư nhưng nó gây ra hầu hết ca tử vong liên quan đến ung thư da. Trong ba thập kỷ gần đây, bệnh về u ác tính đã tăng gấp đôi. Đáng lo ngại là nam giới lại có nguy cơ mắc bệnh này rất lớn. Nam giới bị u ác tính giai đoạn 4 có nguy cơ tử vong cao hơn phụ nữ do hệ miễn dịch khác nhau.
Mọi người thường khó nhận thấy sự khác biệt của vài đốm da so với vết ung thư. Vài khối u ác tính còn không màu, hoặc có màu đỏ hoặc hồng. Nhưng nếu phát hiện trễ, ngay cả khi khối u ác tính đã được loại bỏ, nó vẫn có thể quay lại, lây lan sang các nội tạng khác như phổi, gan, não với tốc độ rất nhanh.
Nếu đã bị cháy nắng khi còn nhỏ thì nguy cơ bị u ác tính sẽ cao hơn. Nếu phát hiện bất kỳ khác thường nào về da như thay đổi hình dáng, màu sắc, viền quanh vết da đổi màu, đặc biệt nếu vết ấy chảy máu, lan rộng nhanh, ngứa, nên nhanh chóng đi xét nghiệm.
5. Ung thư gan
Đây là bệnh ung thư đang phát triển nhanh, tỉ lệ tử vong cao. Chỉ có 1/5 người bệnh sống qua 5 năm, bệnh phổ biến ở nam giới.
Các triệu chứng trầm trọng như mất cảm giác thèm ăn, đau bụng, vàng da chỉ xuất hiện khi bệnh đã vào giai đoạn khó chữa. Do xương sườn bao phủ hầu hết gan, khó để bạn cảm thấy có khối u phát triển.
Nguyên nhân lớn nhất gây ung thư gan là viêm gan siêu vi C dẫn tới tổn thương gan, xơ gan, sẹo và viêm gan. Do đó mọi người nên kiểm tra máu nếu bị nhiễm siêu vi C, chữa trị khỏi hoàn toàn virus này để giảm thiểu nguy cơ. Ngoài ra cũng nên tiêm phòng ngừa bệnh viêm gan siêu vi B vì nó cũng gây tổn thương gan.
Nếu có nguy cơ cao vì bị viêm gan mãn tính, xơ gan, rối loạn chuyển hóa vì thừa cân, tiểu đường dạng 2, bạn cũng nên làm xét nghiệm.