5 điểm bắn pháo hoa trong dịp lễ 30-4 ở TP.HCM và nhiều thông tin giải trí khác

(PLO)- 5 điểm bắn pháo hoa trong dịp lễ 30-4 ở TP.HCM và nhiều chương trình nghệ thuật, lễ hội cũng như kịch, xiếc, phim ảnh nhộn nhịp để người dân và du khách chọn lựa giải trí dịp lễ 30-4 và 1-5. 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Dịp lễ 30-4 và 1-5, TP.HCM phong phú với các hoạt động cũng như chương trình để người dân có thể trải nghiệm, vui chơi, giải trí

5 điểm bắn pháo hoa trong dịp lễ 30-4 ở TP.HCM

Trước thềm lễ 30-4, UBND TP.HCM đã có công văn chỉ đạo tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 49 năm ngày thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2024).

5 điểm bắn pháo hoa trong dịp lễ 30-4 ở TP.HCM. Ảnh: VÕ THƠ
5 điểm bắn pháo hoa trong dịp lễ 30-4 ở TP.HCM. Ảnh: VÕ THƠ

Theo công văn lần này, có 5 điểm bắn pháo hoa trong dịp lễ 30-4 ở TP.HCM (một điểm tầm cao, bốn điểm tầm thấp).

Cụ thể điểm tầm cao ở khu vực đầu Đường hầm sông Sài Gòn (phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức) với 1.500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp, 10 giàn hỏa thuật.

Bốn điểm tầm thấp gồm: Khu biệt thự Thảo Điền (phường Thảo Điền, TP Thủ Đức), điểm này được bắn trên sà lan; Khu đô thị Vạn Phúc (phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức; Lô N4-D6 Khu Công nghiệp Tây Bắc (xã Tân An Hội, huyện Củ Chi) và Công viên văn hóa Đầm Sen (phường 3, quận 11).

Tại 5 điểm bắn pháo hoa trong dịp lễ 30-4 ở TP.HCM, thời gian bắn pháo hoa từ 21 giờ đến 21 giờ 15 phút ngày 30-4 (theo giờ Đài Truyền hình TP.HCM trên kênh HTV9).

Lễ
Triển lãm đất nước bên bờ sóng kéo dài đến hết 2-5. Ảnh: THĂNG BÌNH

Cũng dịp lễ 30-4 và 1-5 này, Ban Tuyên giáo Trung ương cùng Thành uỷ TP.HCM và Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh "Tổ quốc bên bờ sóng" và "TP.HCM – Vì cả nước, cùng cả nước" tại đường đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM) kéo dài đến hết 2-5.

Đáng chú ý, là chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi" sẽ diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM) vào tối 29-4.

Kịch, xiếc, phim ảnh nhộn nhịp

Trong dịp lễ 30-4 và 1-5, các sân khấu bung toàn bộ sức lực với nhiều chương trình phong phú để phục vụ khán giả.

ngay-xua-ngay-xua4.jpg
Theo đó, Nhà hát kịch IDECAF quyết định công diễn chương trình Ngày xửa ngày xưa: Huyền thoại mắt thần vào ngày lễ 30-4 tại Nhà hát Bến Thành, sớm hơn gần 1 tháng so với những năm trước. Ảnh: THUẬN VĂN

Ngoài ra, tại Nhà hát Thanh niên cũng có những suất diễn cho các vở 7 con yêu nhền nhệnLạc lối ở Bangkok.

Nhà hát kịch 5B cũng trở lại với vở thiếu nhi Đại náo long cung và sân khấu Thiên Đăng diễn Cô giáo Duyên vào ngày lễ 30-4.

Sân khấu Thế Giới Trẻ diễn Bóng đàn ông, Tình kỹ nữHồn ma cô đào hát. Sân khấu Trương Hùng Minh diễn Truy lùng thái tửDâu ngọt. Sân khấu kịch Hồng Vân diễn Hậu cung ngoại truyện, Quả tim máu.

Không chỉ kịch nói, bộ môn xiếc cũng rất đặc sắc trong dịp lễ 30-4 và 1-5 này.

au-o-thanh-am-dau-doi.jpg
Nhà hát nghệ thuật phương Nam đã chính thức tung ra chương trình xiếc Ầu ơ – Thanh âm đầu đời (tác giả: Nguyễn Thanh Phương, đạo diễn: Phi Sơn, Bích Liên, Công Nguyễn). Ảnh: VĂN HÀ

Lễ 30-4 và 1-5, tại TP.HCM, để tránh nóng, người dân và du khách có thể chọn đến rạp để xem phim.

Hiện phòng vé Việt ngoài hai dự án điện ảnh mang đề tài về gia đình gây chú ý là Lật mặt 7 của Lý Hải, Cái giá của hạnh phúc (Nguyễn Ngọc Lâm), khán giả có những bộ phim khác để lựa chọn như: Vây hãm: Kẻ trừng phạt thuộc thể loại phim hành động, Tà khúc triệu vong thuộc thể loại phim kinh dị…

lat-mat-71.jpg
Lật mặt 7: Một điều ước của Lý Hải đang được chú ý dịp lễ 30-4 này

Ngoài ra, các dự án phim hoạt hình như Gấu béo tung chưởng, Mèo mập mang 10 mạng cũng là lựa chọn thú vị cho các gia đình có khán giả nhí.

Rộn ràng các lễ hội

Một trong các lễ hội được chú ý trong dịp lễ 30-4, 1-5 năm nay là Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ (hay được biết đến là Tuần lễ Du lịch - Ẩm thực và Bánh dân gian Nam Bộ - Thành phố Thủ Đức năm 2024) diễn ra tại Công viên Bờ sông Sài Gòn kéo dài đến hết 5-5.

Lễ hội bao gồm 200 đến 250 gian hàng với hàng loạt các triển lãm thú vị cũng như những sự kiện giới thiệu, quảng bá các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cùng các loại bánh đặc biệt tại miền Nam.

Khi đến tham quan lễ hội này, người dân và du khách sẽ phát hiện được nhiều hoạt động với các gian hàng thú vị như khu bánh dân gian Nam Bộ, khu món ngon Nam Bộ hoặc khu trái cây Nam Bộ cùng các loại đặc sản Nam Bộ khác.

Ngoài ra, nơi đây còn tổ chức các triển lãm về không gian nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ cùng các làng nghề truyền thống Việt Nam. Đây là sự kiện phù hợp với các tín đồ du lịch đam mê khám phá văn hóa nghệ thuật Nam Bộ cũng như các dấu ấn đặc sắc của ẩm thực của địa phương nơi đây.

le-hoi-banh-dan-gian-nam-bo.jpg
Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ tại công viên bờ sông Sài Gòn. Ảnh: Tư liệu

Nhân dịp lễ 30-4 và 1-5, tại Thảo Cầm Viên cũng diễn ra lễ hội ẩm thực “Non sông thống nhất” với quy mô lớn gồm hơn 50 gian hàng, giới thiệu 149 món bánh truyền thống của ba miền đất nước, qua đó góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực đa dạng, đặc trưng của mỗi vùng miền.

Hành trình khám phá ẩm thực Việt sẽ được bố trí thành ba khu vực Huế - Sài Gòn - Hà Nội. Bên trong mỗi khu vực, có những món bánh truyền thống của vùng đất cố đô Huế; không gian ẩm thực sôi động của Sài Gòn với nhiều món ăn đậm vị miền Nam; trải nghiệm độc đáo từ các món bánh đậm đà vị ngon đặc trưng của thủ đô Hà Nội; cùng nhiều món đặc sản của vùng đất Tây Nguyên...

Chương trình còn có sự tham của các nghệ nhân ẩm thực, trình diễn cách chế biến một số món ăn truyền thống Việt Nam.

Lễ hội ẩm thực “Non sông thống nhất” kéo dài đến hết 1-5, miễn phí vé vào cổng từ 18 giờ đến 20 giờ 30.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm