Bù trừ cho nhau
Trong khi Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh về kinh tế thì Nga, từ vị trí cường quốc đang dần có những dấu hiệu suy thoái. Những khó khăn trong nền kinh tế có thể khiến Nga mất chỗ đứng trong các cuộc đối đầu với Mỹ và các nước khác ở châu Âu. Vấn đề càng trở nên căng thẳng khi Nga kiên trì trong đường lối thu nạp Crimea vào lãnh thổ của mình, bất chấp sự phản ứng dữ dội từ phương Tây. Một phần lý do của hành động táo bạo này của Nga chính là để đảm bảo quyền lợi về kinh tế, chính trị của mình trong thời thế mới. Nếu liên kết với Trung Quốc, cả hai sẽ cùng dựng nên một rào cản vô hình trước sự lấn lướt của Mỹ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương (một thị trường hứa hẹn đối với Nga).
Dự đoán trước về cân bằng lực lượng
Vai trò thống trị của Mỹ đang suy giảm, không phải vì Mỹ thua sút về công nghệ cao hay sự tăng trưởng kinh tế, mà do chính người dân Mỹ đã mất lòng tin với các đồng minh bên ngoài cũng như không còn ủng hộ chính sách can thiệp quá nhiều vào nội bộ các nước. Người dân không còn hứng thú với vai trò "vác tù và hàng tổng" nữa. Điều này có nghĩa là các đồng minh của Mỹ không thể chỉ dựa vào Washington để ngăn chặn Nga, càng không thể nếu là Nga- Trung, đặc biệt là trong các tranh chấp lãnh thổ nhỏ, bất chấp lý lẽ vì xây dựng nhóm lợi ích chung của Mỹ.
Tổng thống Putin trong chuyến thăm Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Một phép tính hoàn hảo
Trên thực tế, cái bắt tay giữa Nga và Trung Quốc trong một mối quan hệ liên mình là rất tự nhiên. Giữa hai nước có rất nhiều điểm tương đồng về kinh tế, quân sự, thậm chí cả về nguồn nhân lực. Nga có nguồn tài nguyên dồi dào nhưng thiếu nhân lực, trong khi Trung Quốc ngược lại. Nga có thế mạnh về công nghệ quân sự hiện đại, hàng không và phần mềm song lại không nổi trội về sản xuất hàng tiêu dùng và phần cứng điện tử. Trung Quốc có thể bù đắp hoàn hảo những điểm yếu này của Nga.
Tạo nên sức hút mạnh hơn
Mối quan hệ chiến lược giữa nền kinh tế lớn thứ hai và thứ 6 trên thế giới sẽ là một điểm đến hấp dẫn cho các nước, đặc biệt là khu vực châu Á. Sự kết hợp Á-Âu này sẽ là một gợi ý đáng để suy xét cho các nước khi họ chưa sẵn sàng đặt mình trong cam kết về những tiêu chuẩn châu Âu như quản lý doanh nghiệp, thương mại, nền tài chính mở hay những tiêu chuẩn chất lượng và an toàn hàng tiêu dùng.
Cùng chung một đối thủ duy nhất
Yếu tố quan trọng hàng đầu này bất ngờ xuất hiện khi liên hệ với sự kiện ở Ukraine. Sự thể hiện vai trò bất ngờ của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Thái Bình Dương thông qua chuyến thăm các nước châu Á, những trừ Trung Quốc ra, đã là một “cái tát” vào mặt cường quốc châu Á này. Lịch sử quan hệ giữa Nga - Mỹ, Trung Quốc – Mỹ đã không được mỹ mãn nay lại càng trở nên xấu hơn. Cùng lúc phản ứng của Mỹ trong vấn đề Ukraine đã vô tình đẩy Nga - Trung lại gần nhau hơn trong những xung đột cùng một tính chất với cùng một đối thủ.
Từ năm yếu tố căn bản trên, cái lợi của Nga khi bắt tay với Trung Quốc là đã rõ. Về phần mình, Trung Quốc rõ ràng có vị thế hơn trước phương Tây khi trở thành đồng minh của Nga. Nước Mỹ của tổng thống Obama có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ một mình một ngựa, thiếu đồng minh ngang tầm để tạo thế cân bằng lực lượng.
An Khương