Trong một cuốn sách mới được xuất bản gần đây mang tựa đề “What Keeps Leaders Up At Night” (tạm dịch: “Điều gì khiến các nhà lãnh đạo bận tâm hàng đêm?”), nhà tâm lý học Nicole Lipkin đã phân tích về 7 dạng quyền lực khác nhau ở công sở. Trong đó, có 5 dạng quyền lực đã được các nhà tâm lý học John French và Bertram Raven đưa ra vào năm 1959, cùng với 2 dạng quyền lực khác được đưa ra sau này.
Ảnh minh họa
Dưới đây là 7 dạng quyền lực ở công sở được chuyên gia Lipkin đưa ra “mổ xẻ”:
1. Quyền lực pháp lý
Đây là dạng quyền lực mà người có chức vụ cao nằm quyền kiểm soát đối với người ở cấp thấp hơn trong một tổ chức.
“Nếu bạn sở hữu quyền lực này, điều quan trọng là bạn phải hiểu là quyền lực này được trao cho bạn, và cũng có thể được tước khỏi tay bạn. Bởi thế, đừng lạm dụng nó”, nhà tâm lý Lipkin nói. “Giả sử bà A được thăng chức lên vị trí Giám đốc điều hành (CEO) và nhân viên của bà tin rằng bà xứng đáng với vị trí này, thì họ sẽ có cách phản ứng mang tính ủng hộ khi bà thực thi quyền lực pháp lý của mình. Ngược lại, nếu bà A được bổ nhiệm vào ghế CEO, nhưng cấp dưới không cho là bà xứng đáng với chức vụ này, thì đó thực sự sẽ là một bất lợi đối với toàn công ty nói chung”.
2. Quyền lực cưỡng ép
Kiểu quyền lực này nằm trong tay người có thể đe dọa hoặc ép buộc người khác làm theo ý mình. Quyền lực cưỡng ép không thể giành được sự tôn trọng và trung thành của người khác trong dài hạn.
“Đây là kiểu quyền lực mà bạn không nên sử dụng”, chuyên gia Lipkin khuyến cáo. “Xét cho cùng, bạn không thể xây dựng được niềm tin của người khác bằng quyền lực cưỡng ép. Bạn có thể hình dung về nó giống như kiểu một người thích dọa dẫm, bắt nạt đồng nghiệp ở công sở”.
3. Quyền lực chuyên môn
Quyền lực này nằm trong tay những người sở hữu những kỹ năng hoặc hiểu biết cao hơn người khác. “Nếu cô A có bằng quản trị kinh doanh và tiến sỹ về phân tích thông kê, thì các đồng nghiệp sẽ rất muốn được hỏi ý kiến về chuyên môn của cô ấy”, bà Lipkin đưa ra ví dụ. Tuy nhiên, để duy trì địa vị và ảnh hưởng, những người có quyền lực chuyên môn cần tiếp tục học tập và cải thiện các kỹ năng và hiểu biết của mình.
4. Quyền lực thông tin
Đây là dạng quyền lực mà người nắm giữ có trong tay những thông tin được người khác cần đến hoặc muốn có. Quyền lực thông tin chỉ mang tính ngắn hạn, không nhất thiết có ảnh hưởng tới độ tin cậy của người sở hữu.
Chẳng hạn, một nhà quản lý dự án có tất cả thông tin về một dự án cụ thể, và điều đó đem đến cho anh/cô ấy “quyền lực thông tin”. Nhưng thật khó để anh/cô ấy giữ quyền lực này lâu, vì cuối cùng, thông tin “bí mật” kia cũng sẽ được công bố. Bởi vậy, không nên xem quyền lực thông tin như một chiến lược dài hạn.
5. Quyền lực khen thưởng
Kiểu quyền lực này là một người khuyến khích, thúc đẩy người khác làm theo ý mình bằng cách tăng lương, thăng chức, thưởng… cho họ.
Tuy nhiên, theo bà Lipkin, quyền lực này cũng có thể được hiểu rộng hơn. “Chị A và anh B đều có một mức độ quyền lực khen thưởng nhất định nếu họ được giao quản lý đánh giá hiệu quả công việc - vấn đề quyết định tăng lương, thưởng của mọi người trong công ty”, chuyên gia này nói.
6. Quyền lực quan hệ
Đây là kiểu quyền lực trong đó một người giành được ảnh hưởng nhờ được ưu ái hoặc đơn giản chỉ là có mối quan hệ quen biết với một nhân vực quyền lực. Nói cách khác, quyền lực này dựa trên cơ sở các mối quan hệ.
“Nếu tôi có mối quan hệ với một ai đó mà bạn muốn nhờ vả, thì điều đó đem lại cho tôi quyền lực”, nhà tâm lý học Lipkin nói. “Những người có trong tay quyền lực này là những người xây dựng được những liên minh quan trọng với người khác… Giả sử cô A có khả năng phát triển mối quan hệ với những cá nhân có quyền lực, thì bản thân cô ấy cũng có một quyền lực mạnh mẽ”.
7. Quyền lực tư vấn
Quyền lực này là khả năng truyền tải sự chấp thuận hoặc thông qua mang tính cá nhân đối với một sự vật, sự việc hay vấn đề nào đó. Đây là quyền lực nằm trong tay những người có uy tín, chính trực, và những phẩm chất tốt đẹp khác. Quyền lực tư vấn là dạng quyền lực có giá trị nhất.
“Những người có quyền lực tư vấn ở mức cao có thể ảnh hưởng mạnh tới bất kỳ ai ngưỡng mộ và tôn trọng họ”, bà Lipkin nói.
1. Quyền lực pháp lý
Đây là dạng quyền lực mà người có chức vụ cao nằm quyền kiểm soát đối với người ở cấp thấp hơn trong một tổ chức.
“Nếu bạn sở hữu quyền lực này, điều quan trọng là bạn phải hiểu là quyền lực này được trao cho bạn, và cũng có thể được tước khỏi tay bạn. Bởi thế, đừng lạm dụng nó”, nhà tâm lý Lipkin nói. “Giả sử bà A được thăng chức lên vị trí Giám đốc điều hành (CEO) và nhân viên của bà tin rằng bà xứng đáng với vị trí này, thì họ sẽ có cách phản ứng mang tính ủng hộ khi bà thực thi quyền lực pháp lý của mình. Ngược lại, nếu bà A được bổ nhiệm vào ghế CEO, nhưng cấp dưới không cho là bà xứng đáng với chức vụ này, thì đó thực sự sẽ là một bất lợi đối với toàn công ty nói chung”.
2. Quyền lực cưỡng ép
Kiểu quyền lực này nằm trong tay người có thể đe dọa hoặc ép buộc người khác làm theo ý mình. Quyền lực cưỡng ép không thể giành được sự tôn trọng và trung thành của người khác trong dài hạn.
“Đây là kiểu quyền lực mà bạn không nên sử dụng”, chuyên gia Lipkin khuyến cáo. “Xét cho cùng, bạn không thể xây dựng được niềm tin của người khác bằng quyền lực cưỡng ép. Bạn có thể hình dung về nó giống như kiểu một người thích dọa dẫm, bắt nạt đồng nghiệp ở công sở”.
3. Quyền lực chuyên môn
Quyền lực này nằm trong tay những người sở hữu những kỹ năng hoặc hiểu biết cao hơn người khác. “Nếu cô A có bằng quản trị kinh doanh và tiến sỹ về phân tích thông kê, thì các đồng nghiệp sẽ rất muốn được hỏi ý kiến về chuyên môn của cô ấy”, bà Lipkin đưa ra ví dụ. Tuy nhiên, để duy trì địa vị và ảnh hưởng, những người có quyền lực chuyên môn cần tiếp tục học tập và cải thiện các kỹ năng và hiểu biết của mình.
4. Quyền lực thông tin
Đây là dạng quyền lực mà người nắm giữ có trong tay những thông tin được người khác cần đến hoặc muốn có. Quyền lực thông tin chỉ mang tính ngắn hạn, không nhất thiết có ảnh hưởng tới độ tin cậy của người sở hữu.
Chẳng hạn, một nhà quản lý dự án có tất cả thông tin về một dự án cụ thể, và điều đó đem đến cho anh/cô ấy “quyền lực thông tin”. Nhưng thật khó để anh/cô ấy giữ quyền lực này lâu, vì cuối cùng, thông tin “bí mật” kia cũng sẽ được công bố. Bởi vậy, không nên xem quyền lực thông tin như một chiến lược dài hạn.
5. Quyền lực khen thưởng
Kiểu quyền lực này là một người khuyến khích, thúc đẩy người khác làm theo ý mình bằng cách tăng lương, thăng chức, thưởng… cho họ.
Tuy nhiên, theo bà Lipkin, quyền lực này cũng có thể được hiểu rộng hơn. “Chị A và anh B đều có một mức độ quyền lực khen thưởng nhất định nếu họ được giao quản lý đánh giá hiệu quả công việc - vấn đề quyết định tăng lương, thưởng của mọi người trong công ty”, chuyên gia này nói.
6. Quyền lực quan hệ
Đây là kiểu quyền lực trong đó một người giành được ảnh hưởng nhờ được ưu ái hoặc đơn giản chỉ là có mối quan hệ quen biết với một nhân vực quyền lực. Nói cách khác, quyền lực này dựa trên cơ sở các mối quan hệ.
“Nếu tôi có mối quan hệ với một ai đó mà bạn muốn nhờ vả, thì điều đó đem lại cho tôi quyền lực”, nhà tâm lý học Lipkin nói. “Những người có trong tay quyền lực này là những người xây dựng được những liên minh quan trọng với người khác… Giả sử cô A có khả năng phát triển mối quan hệ với những cá nhân có quyền lực, thì bản thân cô ấy cũng có một quyền lực mạnh mẽ”.
7. Quyền lực tư vấn
Quyền lực này là khả năng truyền tải sự chấp thuận hoặc thông qua mang tính cá nhân đối với một sự vật, sự việc hay vấn đề nào đó. Đây là quyền lực nằm trong tay những người có uy tín, chính trực, và những phẩm chất tốt đẹp khác. Quyền lực tư vấn là dạng quyền lực có giá trị nhất.
“Những người có quyền lực tư vấn ở mức cao có thể ảnh hưởng mạnh tới bất kỳ ai ngưỡng mộ và tôn trọng họ”, bà Lipkin nói.
Theo Phương Anh (Business Insider/Dân Trí)