Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục tái diễn chiêu trò giả mạo cán bộ quân đội liên hệ với các cơ sở kinh doanh hàng hoá, nhà hàng… ở địa phương để đặt hàng hoá, suất ăn với số lượng lớn, sau đó lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đây là thủ đoạn lừa đảo không mới nhưng nhiều người vẫn dính bẫy.
Thủ đoạn của các đối tượng
Trước khi tìm kiếm “con mồi”, các đối tượng tạo một tài khoản mạng xã hội Zalo giả mạo cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng quân đội, đăng tải nhiều hình ảnh liên quan đến lực lượng quân đội; đồng thời, tạo lập thêm một tài khoản Zalo giả danh doanh nghiệp chuyên cung cấp hàng hoá, lương thực, thực phẩm.
Đối tượng chủ động liên hệ với các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ hàng hoá, nhà hàng… (chủ cơ sở kinh doanh) trên địa bàn tỉnh, tự giới thiệu là cán bộ đang công tác tại bộ phận Hậu cần trong Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy Quân sự địa phương, thông tin về địa chỉ trụ sở đơn vị và bản thân được lãnh đạo đơn vị giao nhiệm vụ đặt hàng hoá, suất ăn… với số lượng lớn để phục vụ công tác.

Để tạo niềm tin, sau khi kết thúc cuộc gọi, các đối tượng chủ động kết nối với nạn nhân bằng zalo giả mạo quân nhân; trao đổi thông tin về số lượng hàng hoá, suất ăn dự định sẽ đặt cho đơn vị và yêu cầu gửi báo giá.
Sau khi nhận báo giá, để tiếp tục củng cố “niềm tin” của nạn nhân, các đối tượng chủ động đề nghị chuyển khoản trước một số tiền để đặt cọc và hứa hẹn sẽ thanh toán đầy đủ sau khi nhận hàng tại đơn vị.
Xảo quyệt hơn, các đối tượng tiếp tục gửi cho nạn nhân loạt giấy tờ giả mạo, như: thẻ quân nhân, giấy ra vào cổng, bảng kê mua hàng… để tăng thêm ‘niềm tin” của họ.
Tiếp theo, các đối tượng lừa đảo sẽ gửi hình ảnh, đề nghị chủ cơ sở kinh doanh tiếp tục báo giá một số mặt hàng theo tiêu chuẩn riêng, chắc chắn chủ cơ sở kinh doanh không có sẵn và tiếp tục thông tin đơn vị đang rất cần mặt hàng này với số lượng lớn.
Nhóm lừa đảo sau đó giới thiệu cho nạn nhân về một doanh nghiệp (ảo) mà đơn vị quân đội thường đặt hàng để nạn nhân liên hệ đặt hàng như chúng yêu cầu. Sau khi liên hệ, nạn nhân sẽ được “doanh nghiệp ảo” quảng bá về sản phẩm và dẫn dụ nhập hàng với số lượng lớn để được chiết khấu cao.
Do tin tưởng, không kiểm chứng thông tin nên nạn nhân đã chuyển tiền đặt cọc cho “doanh nghiệp ảo” mà không chút do dự. Sau khi nhận tiền, các đối tượng liền khóa tài khoản, cắt liên lạc với nạn nhân và chiếm đoạt toàn bộ số tiền.
Nhiều người dính bẫy
Rất dễ nhận thấy, các đối tượng đã lợi dụng uy tín, sự tin yêu của người dân đối với cán bộ, chiến sĩ quân đội để tiếp cận, dẫn dụ nạn nhân dính bẫy lừa đảo.
Bằng thủ đoạn lừa đảo này, các đối tượng đã lừa của bà N.T.T (61 tuổi) chủ cửa hàng Tạp hoá tại Phường Nghĩa Lộ (TP Quảng Ngãi) với số tiền hơn 50 triệu đồng.


“Do tin tưởng các thông tin, giấy tờ liên quan được các đối tượng gửi qua mạng xã hội zalo, tôi đã thuê xe tải chở gạo đến địa điểm giao hàng theo yêu cầu của các đối tượng; tuy nhiên, địa điểm này không phải là trụ sở của đơn vị quân đội, khi đó tôi mới phát hiện mình bị lừa”, bà H.T.K.A (65 tuổi), chủ Cửa hàng kinh doanh gạo trên địa bàn phường Trần Phú (TP Quảng Ngãi) chia sẻ.
May mắn hơn, ông T.V.A ( 51 tuổi), chủ Cửa hàng vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, điện nước, sơn nước tại xã Nghĩa Hiệp (huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi), cho biết: “Do có người thân đang công tác tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi nên tôi đã kịp thời liên hệ để kiểm chứng thông tin được cung cấp là giả mạo nên đã không mắc bẫy của các đối tượng”.
Tỉnh táo để không bị lợi dụng
Để tránh bị kẻ xấu lợi dụng, người dân cần cảnh giác đối với những đối tượng tự xưng mình là quân nhân, cán bộ công an, nếu không quen biết, phải yêu cầu xem chứng minh thư quân đội, giấy chứng minh công an nhân dân, hoặc giấy giới thiệu về địa phương công tác; mọi giao dịch chuyển tiền cần xác thực đầy đủ thông tin để tránh bị lừa đảo…
Trường hợp nghi vấn các đối tượng mạo danh quân nhân, cán bộ công an để hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ, xử lý kịp thời.
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Quảng

Tour 'ma' du lịch giá rẻ dịp Tết Nguyên đán: Coi chừng mất tiền, mất Tết
(PLO)- Dịp Tết Nguyên đán 2025 đang cận kề, nhu cầu du lịch của người dân tăng cao, nhiều đối tượng lừa đảo đã tung ra các chiêu trò tinh vi trên mạng xã hội (MXH) để chiếm đoạt tài sản.