Theo Fox News, ba triệu năm trước, cơ thể con người được bao phủ bởi một lớp lông dày đặc giúp làm ấm. Sau khi đứng thẳng, con người bắt đầu có khả năng toát mồ hôi, khiến lớp lông lá rụng dần và không còn tác dụng.
2. Hạch vòm họng
Hạch vòm họng giúp ngăn cản vi khuẩn, nhưng cũng dễ bị viêm sưng và nhiễm trùng. May mắn là chúng teo dần theo độ tuổi và thường bị cắt bỏ cùng amiđan.
3. Amidan
Amidan được hình thành bởi mô bạch huyết, bộ phận quan trọng đối với hệ miễn dịch của cơ thể. Amidan cũng dễ bị viêm sưng và nhiễm trùng, khi đó chúng có thể phải cắt bỏ. Điều đó không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
4. Xương cụt
Phần xương sống này là dấu vết duy nhất sót lại của chiếc đuôi mà các loài thú vẫn dùng để giữ thăng bằng hay giao tiếp. Khi tổ tiên của loài người học cách đứng thẳng, chiếc đuôi trở nên vô nghĩa và từ từ biến mất.
5. Lớp cơ sợi mỏng
Thời tiền sử, lớp cơ sợi mỏng co thắt và làm lông dựng đứng, tạo thành một lớp ấm áp giúp loài người tồn tại trong thời tiết giá lạnh. Ngày nay, hiện tượng này chỉ xuất hiện trên da khi chúng ta lạnh hay sợ hãi và được gọi là “nổi da gà”.
6. Răng khôn
Thuở sơ khai, con người phải gặm xương và vệ sinh kém nên bị gãy nhiều răng. Do đó, những chiếc răng dự trữ, hay còn gọi là răng khôn là yếu tố cần thiết.
Theo thời gian, quá trình tiến hóa khiến hàm răng của con người ngày càng nhỏ hơn, không còn đủ chỗ cho răng khôn phát triển và mọc đúng vị trí. Ngoài ra, đôi khi nó còn gây ra những cơn đau khó chịu cho cơ thể.
7. Ruột thừa
Nhà bác học Darwin từng tuyên bố ruột thừa là một túi nhỏ gắn với ruột già, chỉ hữu ích đối với hệ tiêu hóa khi tổ tiên chúng ta còn ăn cây cỏ. Nó đã thu nhỏ kể từ khi con người bắt đầu sử dụng các thức ăn dễ tiêu hóa hơn.
8. Núm vú nam giới
Núm vú hình thành ở bào thai từ trong tử cung. Bộ phận này ở cả hai giới giống nhau. Do thiếu kích thích tố như estrogen nữ, nó chỉ là vật trang trí trên ngực phái mạnh.