Trước diễn biến dịch bệnh COVID-19, nhiều doanh nghiệp phải giảm chi phí bằng cách áp dụng biện pháp cắt giảm nhân sự thì ngành bảo hiểm tại Việt Nam được dự đoán đi ngược tình hình chung.
Ngành bảo hiểm, hiểu sao cho đúng?
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, quý I-2020, hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt mức tăng cao, ước tính tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 21%, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 8%.
Năm 2020, thị trường bảo hiểm Việt Nam mục tiêu doanh thu phí tăng 18%, đạt 188.730 tỉ đồng. Tổng tài sản tăng 13% lên 514.795 tỉ đồng.
Tại các nước khu vực châu Á, khoảng 20-40% dân số mua bảo hiểm, chi phí cho bảo hiểm từ GDP ở các quốc gia phát triển khoảng 10-15%, trong khi ở Việt Nam số người mua bảo hiểm hiện chiếm chưa đầy 10% dân số, chi phí cho bảo hiểm chỉ chiếm khoảng 2% GDP.
Bảo hiểm là ngành nhiều tiềm năng phát triển. (Ảnh: internet)
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, Việt Nam là một trong những thị trường bảo hiểm tăng trưởng nhanh nhất tại châu Á. Do đó, nhu cầu nhân lực trong ngành bảo hiểm được kỳ vọng đẩy mạnh tìm kiếm nguồn lực.
Mặc dù thị trường bảo hiểm liên tục tăng trưởng trong nhiều năm nhưng số lượng nhân sự ngành bảo hiểm tại Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn.
Hiện nay, trên cả nước có khá ít cơ sở đào tạo cử nhân về ngành bảo hiểm, số lượng sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp. Đặc biệt, thị trường lao động bảo hiểm lại thiếu một lượng lớn chuyên viên phân tích dữ liệu, tư vấn chính sách bảo hiểm một cách hiệu quả.
“Có lẽ, một trong những lý do khiến học sinh chưa mặn mà với ngành bảo hiểm bởi họ chưa hiểu đúng bản chất của nó. Họ chỉ nghĩ rằng học bảo hiểm chỉ để đi… bán bảo hiểm và không học gì cũng có thể đi bán bảo hiểm. Thực tế, ngành bảo hiểm ra đời giúp con người giải quyết được những rủi ro không nên có, tạo nên động lực kích thích sự phát triển của những lĩnh vực kinh tế xã hội khác và cơ hội nghề nghiệp trong ngành bảo hiểm rất rộng chứ không chỉ đơn thuần là đi bán bảo hiểm. Tốt nghiệp ngành bảo hiểm, bạn có thể trở thành nhà nghiên cứu về bảo hiểm tại các viện nghiên cứu, doanh nghiệp; giảng dạy ngành bảo hiểm tại các cơ sở giáo dục; cán bộ quản lý hoạt động tài chính, định phí bảo hiểm hay đàm phán, ký kết hợp đồng bảo hiểm, …”, ông Nguyễn Việt Thái – Trưởng phòng Truyền thông và Tuyển sinh Trường Đại học Hoa Sen chia sẻ.
Ông Nguyễn Việt Thái (bìa phải) trong một chương trình tư vấn về ngành Bảo hiểm.
Nhu cầu tuyển dụng ngành Bảo hiểm hiện nay rất đa dạng và môi trường làm việc cũng rất năng động, chuyên nghiệp, nhiều cơ hội thăng tiến và thu nhập “khủng”. Khi mới ra trường chưa có kinh nghiệm, bạn có thể bắt đầu làm nhân viên tư vấn/bán bảo hiểm với mức lương cơ bản 6-8 triệu đồng + doanh thu và làm tốt có thể lên đến 20 triệu đồng/tháng. Khi đã có kinh nghiệm và đảm nhận vị trí cao hơn như nghiên cứu, phân tích, thẩm định… thì mức lương cơ bản từ 15-20 triệu đồng kèm thưởng hiệu suất công việc. Tổng thu nhập có thể lên đến vài chục triệu đồng/tháng.
Học Cử nhân ngành Bảo hiểm ở đâu uy tín, chất lượng?
Trước thực trạng trên, sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng và được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở ngành, năm 2020, trường Đại học Hoa Sen (HSU) đã tiên phong đào tạo Cử nhân ngành Bảo hiểm với chuyên ngành Quản trị rủi ro và bảo hiểm.
ThS Đỗ Thị Hồng Hà, phó trưởng bộ môn Kế toán - Tài chính, khoa Kinh tế và Quản trị trường Đại học Hoa Sen cho biết: “Điểm nổi bật của chương trình bảo hiểm tại HSU là được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Điều này giúp các em tiếp cận nhanh với môi trường làm việc tại các doanh nghiệp quốc tế sau khi tốt nghiệp và có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp trong tương lai và đi học tiếp tại các trường nước ngoài.”
Tại HSU, sinh viên theo học ngành Bảo hiểm sẽ được trang bị những kiến thức toàn diện về bảo hiểm bao gồm cả lĩnh vực bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế giúp nắm chắc các kiến thức lý luận cơ bản về bảo hiểm, hiểu rõ chính sách và quy định của nhà nước (luật kinh doanh bảo hiểm).
Sinh viên trường Đại học Hoa Sen năng động, được trang bị những kiến thức toàn diện.
Các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực bảo hiểm thương mại gồm: Nguyên lý bảo hiểm, quản lý tài chính - kế toán trong hoạt động bảo hiểm, định phí bảo hiểm, phân tích dữ liệu (data analysis), tái bảo hiểm, quản trị rủi ro doanh nghiệp, quản trị rủi ro tài chính, bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, ứng dụng block chain trong tài chính, ứng dụng công nghệ tài chính (fintech) trong doanh nghiệp bảo hiểm.
Có thể nói, chương trình học trang bị cho các bạn kiến thức cả về quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp và các sản phẩm của dịch vụ bảo hiểm (bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, tái bảo hiểm) nhằm đón đầu và đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cao tại các doanh nghiệp trong tương lai.
Song song đó, sinh viên còn được học thực hành, tham quan thực tế doanh nghiệp, fieldtrip, các môn học đề án và các buổi talkshow với diễn giả khách mời đến từ các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bảo hiểm.
“Ngoài ra để phù hợp với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay, nhà trường đã áp dụng công nghệ ABCD (Artificial Inteligence (trí tuệ nhân tạo), Block chain, Cloud, Data analysis (phân tích dữ liệu”) trong giảng dạy ngành Bảo hiểm thông qua các môn học của chương trình.”, Ths. Hồng Hà cho biết thêm.
Năm học 2020 - 2021, trường Đại học Hoa Sen chuyển đổi mã trường thành HSU. Trường tuyển sinh 3.600 chỉ tiêu cho 28 ngành đào tạo bậc đại học (trong đó có 5 ngành mới tuyển sinh gồm: Hoa Kỳ học, Nhật Bản học, Quản trị sự kiện, Nghệ thuật số, Bảo hiểm và các chương trình đạo tạo song bằng, Hoa Sen Plus, Hoa Sen Elite với 05 phương thức tuyển sinh dành cho học sinh tốt nghiệp THPT trong nước và ngoài nước, các trường quốc tế được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tại Việt Nam. Thí sinh có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện tại Trường Đại học Hoa Sen. Thời gian nhận hồ sơ đợt 2 từ ngày 29-6 đến 16-8 tại địa chỉ: Số 8 Nguyễn Văn Tráng, quận 1, TP.HCM. Điện thoại: (028) 7300 7272, Hotline: 0908 275 276 Email: tuyensinh@hoasen.edu.vn Website: tuyensinh.hoasen.edu.vn |