Bé 20 tháng tuổi tử vong tại nhà trẻ: Phát hiện nhiều vết thương khác

“Qua báo chí tôi biết được con tôi chết do bị sặc cháo. Tuy nhiên, do tôi trực tiếp chứng kiến cơ quan chức năng khám nghiệm tử thi, ngoài viết thương trên thái dương còn có một vết thương khác ở cằm, đoạn phía trên cổ. Vì vậy  tôi chưa chắc chắn con tôi đã chết do sặc cháo hay vì một nguyên nhân nào khác nữa”, anh Lực nói. Cũng theo anh Lực, hiện gia đình đang rất đau buồn nên chưa tính đến chuyện khởi kiện cơ sở của bà Phượng.

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Huỳnh Trần Trung Bảo, Khoa Nhi -Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, cho biết trường hợp trẻ sặc cháo thường nhanh dẫn đến tử vong nếu gây nghẹt thở tức thời. Thời gian chính xác quá trình diễn ra khó xác định bao lâu, tùy mức độ sặc, mức độ độ tắc nghẽn đường thở nhiều hay ít.

Theo bác sĩ Bảo, khi trẻ bị sặc, nếu dị vật mắc ở đường thở lớn như khí quản thì có thể trong vòng 30 phút nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Nếu dị vật mắc ở đường thở nhỏ và xuống phổi thì có thể cứu được trẻ.

 Khi thấy trẻ tím tái và khó thở thì cho trẻ nằm thấp đầu xuống và vỗ ở lưng vừa phải để có thể tác động cho dị vật bắn ra rồi đưa trẻ đến bệnh viện sớm nhất. “Đây là tình huống nguy hiểm cho tính mạng của trẻ. Việc sơ cứu trẻ bị sặc rất khó, ngay cả bác sĩ cũng chưa chắc thành công. 

Để không xảy ra nhưng trường hợp đau lòng như trên, các bảo mẫu, người lớn không nên ép trẻ ăn nhanh quá. Khoa Nhi thời gian gần đây đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ bị sặc cháo, sữa khi các bảo mẫu gia đình cho ăn như vậy”.

Trước thông tin khi cháu Diệu có biểu hiện tím tái co giật, bà Phượng vắt chanh vào miệng để cứu chữa, bác sĩ Bảo khẳng định phương pháp này sai và phản khoa học.

XUÂN PHƯƠNG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm