Tuy vậy, với tổng số khoảng 200 triệu tiền thuốc trong một liệu trình điều trị của bệnh nhân viêm gan C, việc phải bỏ 50% chi phí từ tiền túi để chi trả vẫn là khoản tiền rất lớn.
Hiện cả nước mới có khoảng 2.000 bệnh nhân (chiếm hơn 10%) được tiếp cận điều trị. “Mới đây một số hãng dược cung cấp thuốc điều trị viêm gan C đã có chính sách hỗ trợ bệnh nhân bằng cách giảm giá thuốc hoặc miễn phí một phần. Chúng tôi sẽ tiếp tục đàm phán để các hãng dược giảm giá thuốc và tăng mức chi trả từ quỹ BHYT cho bệnh nhân viêm gan C”- ông Kính nói.
PGS Kính cho biết viêm gan C là bệnh phổ biến ở Việt Nam với khoảng gần 4 triệu người đang mang virus viêm gan C (chiếm 4%- 7% dân số). Bệnh chưa có vắc-xin phòng ngừa. Tuy vậy, nếu nếu bệnh nhân viêm gan C được điều trị bằng thuốc, tỉ lệ khỏi bệnh lên tới hơn 70%.
Do chi phí điều trị khá cao, trong khi bệnh lại không có triệu chứng điển hình nên người bệnh thường chỉ phát hiện khi bệnh tiến triển thành xơ gan và ung thư gan. Giới chuyên môn khuyến cáo người dân có thể phát hiện sớm tình trạng nhiễm virus viêm gan B và C qua xét nghiệm máu trong các lần khám sức khỏe định kỳ.
Theo N.Dung/NLĐO