Bị vòi vĩnh gần 25 triệu, dân mới tố cáo tham nhũng

Báo cáo chỉ ra rằng: chỉ số “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” bị sụt giảm đến 3% điểm so với kết quả khảo sát năm 2014. Người dân bày tỏ quan ngại đối với tham nhũng trong khu vực công và trong cung ứng dịch vụ công.

Kết quả khảo sát cho hay, người dân cho rằng: tình trạng vị thân (thân quen) và tham nhũng trong chính quyền địa phương hiện còn rất phổ biến và quyết tâm chống tham nhũng của chính quyền địa phương chưa tạo được sự tin tưởng. Theo đánh giá của người dân, việc tuyển dụng công chức, viên chức phần lớn không dựa trên năng lực thực sự mà phần lớn dựa trên quan hệ cá nhân.

44% trong tổng số 14.000 người được khảo sát cho biết họ phải “lót tay” để làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong khi tỉ lệ này năm 2014 chỉ là 24%. Tình trạng lót tay, chung chi, bồi dưỡng ngoài quy định cũng xảy ra khi người dân xin việc vào cơ quan nhà nước, khám chữa bệnh, xin giấy phép xây dựng và cho con học ở trường công.

Đặc biệt, kết quả khảo sát cho thấy, người dân ngày càng gia tăng mức độ chịu đựng tham nhũng. Năm 2015, chỉ có gần 3% số người bị vòi vĩnh đưa hối lộ tố giác hành vi đòi hối lộ của cán bộ chính quyền, giảm 7,5% so với năm 2011.

Kết quả khảo sát còn cho hay: trung bình khi người dân bị vòi vĩnh 24,6 triệu thì họ mới sẵn sàng tố cáo tham nhũng, hối lộ.

Nhận định về kết quả khảo sát, PGS. TS. Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) nói: “Chúng tôi hy vọng những phát hiện nghiên cứu PAPI trong 5 năm qua sẽ là những chỉ báo làm nền tảng so sánh cho nhiệm kỳ chính quyền giai đoạn 2016-2021.”

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bị can Lê Viết Chữ

Nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ bị bắt

(PLO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ đã nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu để tạo điều kiện giúp Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu.