Bình Thuận yêu cầu không mua bán, sử dụng thuốc giả Phong tê nhức Hổ Cốt Hoàn

(PLO)- Thuốc giả Phong tê nhức Hổ Cốt Hoàn chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành, cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và thuốc có trộn paracetamol.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 6-12, tin từ Sở Y tế Bình Thuận cho biết, bác sĩ (BS) Nguyễn Bá Tòng, Phó Giams đốc Sở Y tế đã ký công văn gửi các bệnh viện công, tư; phòng khám; các công ty kinh doanh thuốc, nhà thuốc; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và Trung tâm Y tế các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh về thông tin và hình ảnh thuốc Phong tê nhức Hổ Cốt Hoàn giả mạo.

Hình ảnh bên ngoài thuốc Phong tê nhức Hổ Cốt Hoàn giả mạo.

Hình ảnh bên ngoài thuốc Phong tê nhức Hổ Cốt Hoàn giả mạo.

Theo thông báo của Cục Quản lý y, dược cổ truyền, Bộ Y tế, thuốc Phong tê nhức Hổ Cốt Hoàn giả số đăng ký VD-93312-13 do cơ sở Thái Sơn (399 Trần Hưng Đạo, Ba Đình, Hà Nội) sản xuất chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành. Ngoài ra, cơ sở sản xuất thuốc chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và trong thuốc có trộn paracetamol.

Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Bến Tre lấy mẫu thuốc Phong tê nhức Hổ Cốt Hoàn nói trên tại một quầy thuốc tây trên địa bàn tỉnh. Sau đó, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM báo cáo mẫu này không đạt yêu cầu chất lượng.

Thuốc Phong tê nhức Hổ Cốt Hoàn được quảng cáo trị bá bệnh như hỗ trợ giảm phong thấp, nhức mỏi, đau lưng, tê tay tê chân, viêm khớp, tê bại, đổ mồ hôi tay chân, thần kinh tọa, nhức đầu, gai cột sống, thoái hóa khớp, bổ thận, bồi dưỡng cơ thể, ăn ngủ được, đau vai gáy, thần kinh liên sườn, thốn nhứt gót chân…

Thuốc này được quảng cáo chứa thục địa 30%, đỗ trọng 20%, ngưu tất 20%, tục đoạn 20% và độc hoạt 20%.

Theo Cục Quản lý y, dược cổ truyền, thuốc Phong tê nhức Hổ Cốt Hoàn nêu trên là thuốc giả mạo. Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, Cục Quản lý y, dược cổ truyền yêu cầu sở y tế các địa phương thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc không được buôn bán, sử dụng mẫu thuốc giả nêu trên.

Hình ảnh thuốc giả gửi kèm công văn của Cục Quản lý y, dược cổ truyền.

Hình ảnh thuốc giả gửi kèm công văn của Cục Quản lý y, dược cổ truyền.

Cục cũng đề nghị các địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn, xác minh thông tin và truy tìm nguồn gốc về sản phẩm thuốc giả. Xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành, kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc sản xuất, buôn bán và sử dụng thuốc giả.

Cạnh đó, báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm và thông tin về thuốc giả (bao gồm cả hình ảnh sản phẩm, nhãn, hướng dẫn sử dụng) về Cục để thông báo rộng rãi cho người sử dụng biết, tránh sử dụng thuốc giả, hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ.

Để đảm báo an toàn cho người sử dụng, Sở Y tế Bình Thuận đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với các cơ quan truyền thông, thông tin đến các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc và người dân biết để không mua bán, sử dụng sản phậm giả mạo nói trên.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bộ Y tế: Hơn 70% người lớn mắc viêm lợi, viêm quanh răng

Bộ Y tế: Hơn 70% người lớn mắc viêm lợi, viêm quanh răng

(PLO)- Hơn 70% người trưởng thành tại Việt Nam bị viêm lợi, viêm quanh răng. Đây là nội dung được Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thông tin tại Lễ mít tinh và đi bộ hưởng ứng Ngày sức khỏe răng miệng thế giới diễn ra tại TP.HCM ngày 16-3.