Ông phân tích: Vé Vietlott hiện phải bán qua thiết bị đầu cuối (máy in vé). Bán sai địa bàn, bán sai mệnh giá là vi phạm quy định và bị xử lý.
Tuy nhiên, việc sai đó và có xử lý, xử phạt hay không là... tùy trường hợp, tình huống cụ thể. Trường hợp cá nhân mua đi bán lại một ít vé, dù bán lại với giá cao hơn 10.000 đồng/vé thì cũng khó mà xử lý vi phạm.
Trường hợp tận dụng cơ hội kinh doanh xổ số điện toán mà cá nhân, tổ chức thiết lập đường dây bán lại vé Vietlott, thu lợi nhuận thì là sai và bị xử phạt. Không ai lại ngây thơ tổ chức kinh doanh mà mua đi bán lại đúng giá 10.000 đồng cả. Tôi đã đi tham khảo, thường là bán lại 12.000 đồng, có nơi còn bán đến 15.000 đồng.
Ông cho rằng vé có mệnh giá 10.000 đồng mà bán với giá 12.000 đồng, 15.000 đồng là sai quy định. "Tổ chức hẳn đường dây kinh doanh, mua đi bán lại kiếm lợi nhuận là gây xáo trộn thị trường, là sai và cơ quan quản lý sẽ vào cuộc để xử lý" - ông Dương nhấn mạnh lần nữa.
Tại hội thảo do báo Thanh Niên tổ chức chiều 12-4, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng các công ty xổ số truyền thống nào còn chưa cạnh tranh được thì cần làm tốt lên. Cắt giảm người đi, minh bạch hơn, thuê tư vấn... Nếu như tính về xác suất thì kinh doanh xổ số không bao giờ lỗ mà luôn lời 50% nộp ngân sách. Vậy đừng nói lỗ!
"Xổ số truyền thống hãy sống như một dịch vụ, phục vụ khách hàng. Bao nhiêu năm cứ phè phè không thay đổi, giờ phải cố gắng lên! Lĩnh vực xổ số vẫn còn là độc quyền, vẫn còn có không gian và thời gian để thay đổi" - ông Hiếu nói.
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng cấm người bán dạo vé số Vietlott là không phù hợp. Đại diện một công ty đang phân phối vé số Vietlott cũng cho rằng cấm bán dạo là không khả thi và không có căn cứ pháp lý vững chắc. Bản thân đại lý vé số Vietlott cũng không biết người mua vé là mua về để bán lại hay mua cho chính mình.