Bộ Y tế đặt mục tiêu giảm tỉ lệ mắc, tử vong do bệnh truyền nhiễm

(PLO)- Bộ Y tế đặt mục tiêu kéo giảm tỉ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm năm 2023 thấp hơn trung bình giai đoạn 2016-2020.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bộ Y tế vừa ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023.

Theo Bộ Y tế, những năm gần đây tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo. Năm 2022, thế giới tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc, tử vong do các bệnh lây truyền từ động vật sang người, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi tại nhiều quốc gia, mới nhất là sự lây lan của bệnh Marburg tại khu vực châu Phi. Một số bệnh lưu hành, bệnh có vaccine dự phòng cũng gia tăng ở nhiều nơi.

Tại Việt Nam, từ đầu dịch đến nay ghi nhận trên 11,5 triệu ca mắc COVID-19 và trên 43.000 ca tử vong. Năm 2022, cả nước ghi nhận trên 9,7 triệu ca mắc; tỉ lệ ca nhiễm/1 triệu dân là 116.471 ca (đứng thứ 117/230 quốc gia, vùng lãnh thổ). Trong nước đã ghi nhận sự xuất hiện nhiều biến thể phụ của Omicron 4.

Theo Bộ Y tế, dịch bệnh dự báo tiếp tục diễn biến khó lường trong thời gian tới. Do đó, năm 2023, Bộ đặt mục tiêu giảm tối đa tỉ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm so với trung bình giai đoạn 2016-2020, đồng thời khống chế kịp thời, hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh bùng phát.

Bộ Y tế cũng đặt ra từng mục tiêu ở các mảng, đáng chú ý là tiếp tục hoàn thiện hồ sơ xây dựng dự án Luật Phòng bệnh (bao gồm các nội dung về Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm) đảm bảo tiến độ theo Chương trình của Quốc hội.

Thứ hai, thực hiện chỉ tiêu cụ thể đối với một số bệnh truyền nhiễm gồm: Không để dịch COVID-19 bùng phát trong cộng đồng, cơ sở y tế; hạn chế tối đa các dịch bệnh Ebola, MERS-CoV, cúm A (H7N9) xâm nhập.

Đối với các bệnh cúm A (H5N1), cúm A (H5N6), Đậu mùa khỉ, viêm gan cấp không rõ nguyên nhân và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi khác: 100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, hạn chế tối đa xâm nhập và lây lan.

Đối với bệnh sốt xuất huyết:

- Số mắc/100.000 dân: giảm 5% so với năm 2022.

- Tỷ lệ chết/mắc: <0,09%.

- Tỷ lệ ca lâm sàng được xét nghiệm định týp vi rút: 3%.

Bệnh sốt rét: Tỉ lệ mắc: <2,5/100.000 dân.

- Tỉ lệ tử vong: ≤ 0,02/100.000 dân.

Bệnh dại: Khống chế ≤ 80 trường hợp tử vong.

Bệnh tay chân miệng

- Tỉ lệ mắc: < 100/100.000 dân.

- Tỉ lệ tử vong: < 0,05%.

Bệnh tả, lỵ trực trùng: 100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, không để lây lan trong cộng đồng.

Bệnh sởi, rubella

- Tỉ lệ mắc: < 40/100.000 dân.

- Tỉ lệ tử vong: < 0,1%.

Bệnh ho gà, bạch hầu, viêm não Nhật Bản B và các bệnh truyền nhiễm khác trong Chương trình tiêm chủng mở rộng: Giảm 5% so với trung bình giai đoạn 2016 - 2020.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm