Bộ Y tế thu hồi 4 loại thuốc chống chỉ định với người châu Á

(PLO)- Bốn loại thuốc chứa hoạt chất rosuvastatin 40 mg, chống chỉ định cho người châu Á gồm: Rofast 40, Lipidorox 40mg, Crestor và Avitop 40.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Mới đây, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế có quyết định thu hồi giấy đăng ký lưu hành và thu hồi thuốc lưu hành trên thị trường đối với các thuốc chứa hoạt chất rosuvastatin 40 mg dothuốc có chống chỉ định cho người châu Á.

Tại Việt Nam hiện có 4 thuốc chứa hoạt chất rosuvastatin hàm lượng 40mg là:

- Rofast 40 (hoạt chất, hàm lượng Rosuvastatin dưới dạng Rosuvastatin calci) 40mg. Viên nén bao phim. SĐK: VN-22058-19.

- Lipidorox 40mg (hoạt chất, hàm lượng Rosuvastatin 40 mg).Viên nén bao phim. SĐK: VD-1507-06

- Crestor (hoạt chất, hàm lượng Rosuvastatin calcium 40mg Rosuvastatin). Viên nén bao phim. SĐK: VN-8438-09

- Avitop 40 (hoạt chất, hàm lượng Rosuvastatin dưới dạng Rosuvastatin calci 40mg). Viên nén bao phim. SĐK: VN-19620-16.

Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở đăng ký, nhập khẩu thuốc phối hợp với cơ sở sản xuất gửi thông báo thu hồi tới các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng thuốc, tiến hành thu hồi các thuốc chứa hoạt chất nêu trên.

Gửi báo cáo thu hồi về Cục Quản lý Dược trước ngày 1-5.

Sở Y tế các tỉnh thành phố, y tế các ngành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc, thu hồi thuốc nêu trên, công bố thông tin về quyết định thu hồi thuốc trên Trang thông tin điện tử của Sở. Kiểm tra và giám sát các đơn vị thực hiện quyết định này, xử lý những đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành. Báo cáo về Cục Quản lý Dược và các cơ quan chức năng có liên quan.

Rosuvastatin (biệt dược crestor) là loại thuốc trị tang cholesterol máu nguyên phát hoặc rối loạn lipid máu hỗn hợp (loại llB). Cần thận trọng khi dùng rosuvastatin ở bệnh nhân có tiền sử bệnh gan, có yếu tố dễ tiêu cơ vân như suy thận, nhược giáp, tiền sử bản thân hoặc gia đình có bệnh di truyền về cơ, người nghiện rượu, trên 70 tuổi, các tình trạng gây tăng nồng độ thuốc trong máu, dùng đồng thời với fibratem.

Tác dụng phụ khi dùng thuốc có thể xảy ra nhức đầu, chóng mặt, táo bón, buồn nôn, đau bụng, suy nhược. Một số trường hợp gây ngứa, phát ban, mề đay. Hiếm gặp các trường hợp gây quá mẫn kể cả phù mạch, bệnh cơ, tiêu cơ vân, đau khớp, tăng men gan. Ngoài ra rất hiếm gặp vàng da, viêm gan, bệnh đa dây thần kinh.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm