Lindalva Pinheiro Da Silva (ở thành phố Boston, Mỹ) được chẩn đoán sẽ sinh đôi. Tuy nhiên, khi bào thai mới được 24 tuần tuổi, người mẹ đã bị vỡ ối. "Tôi rất hoảng sợ. Đây không phải là thời điểm để sinh con vì vẫn còn quá sớm. Tôi nghĩ con tôi sẽ chết", người mẹ 35 tuổi nhớ lại về buổi chiều đầu tháng 3/2014, cuộc sống của cô bị đảo lộn vì sự cố sinh non.
Các bác sĩ tại Trung tâm Y khoa Tufts, thành phố Boston đã làm tất cả mọi thứ có thể để trì hoãn việc sinh con của Da Silva. Thống kê cho thấy khoảng 50% trẻ sinh ra ở tuần thứ 24 không thể sống, và những bé này có nguy cơ mắc một loạt vấn đề về sức khỏe.
4 ngày sau đó, Alexandre, một trong 2 đứa trẻ đã chào đời. Cậu bé chỉ nặng 745 g. Da Silva cho biết chồng cô là Ronaldo Antunes, có thể bế con trai lọt thỏm trong lòng bàn tay của mình. "Bác sĩ đã đưa bé đến để tôi hôn nó. Bé đã cất tiếng khóc chào đời, nhưng trông cơ thể con quá nhỏ, tôi rất sợ cháu sẽ không sống được. Tôi nói với chồng rằng con mình sao nhỏ xíu vậy", Da Silva nhớ lại những cơn chuyển dạ diễn ra rất nhanh và chỉ sau 3 lần co thắt không đau, cô đã hạ sinh đứa con đầu.
Da Silva ở lại trong phòng sinh còn con trai cô đã được đưa đến một trung tâm chăm sóc đặc biệt. Cho đến lúc này, đứa thứ hai vẫn chưa chịu ra. Các cơn co thắt suy yếu và cổ tử cung của Da Silva đã đóng lại.
Các bác sĩ nói với Da Silva rằng: "Có lẽ chị sẽ sinh đứa thứ hai sau đó một tiếng đồng hồ nữa, hoặc thậm chí một ngày, một tuần sau". Nhóm các bác sĩ đã trấn an người mẹ bằng cách kể ra những lợi ích của việc giữ lại đứa thứ hai bên trong dạ con của mẹ một thời gian nữa. Đứa bé ở trong đó càng lâu thì càng có nhiều cơ hội để phát triển hoàn thiện hơn.
Trong khi cậu con trai đầu tiên Alexandre lớn lên trong lồng ấp thì người em sinh đôi của bé là Ronaldo lại đang lớn lên trong tử cung, nơi mà trước đây hai anh em đã cùng nhau. Da Silva dùng thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng, do dây rốn và nhau thai của Alexandre được giữ lại bên trong tử cung của mẹ.
"Vào ngày thứ hai sau khi Alexandre được sinh ra, dây rốn của bé được đưa ra ngoài. Bác sĩ chỉ làm sạch mọi thứ và đặt trở lại vào trong tử cung của tôi", Da Silva kể lại.
Trao đổi với ABC News, bác sĩ Jennifer Ashton trong ê kip khoa sản cho hay, trước đây từng ghi nhận nhiều cặp song sinh ra đời cách nhau 7 tuần. Trong trường hợp như thế các bà mẹ cần được theo dõi rất chặt chẽ để sớm phát hiện các dấu hiệu của nhiễm trùng. "Tử cung người mẹ là nơi tốt nhất cho trẻ sinh non ở để được phát triển, trừ trường hợp bị nhiễm trùng", bác sĩ nói.
Rất may, Da Silva vẫn khỏe mạnh. Cô đã có thể đi bộ qua lại giữa các phòng của khoa sản và khu nuôi trẻ sinh non. "Tôi hát cho con nghe và khẽ chạm vào bé", người mẹ nói về những lần đến thăm Alexandre.
Ba tuần sau ngày sinh đầu tiên, Da Silva lại bị những cơn co thắt tử cung. Cuối cùng cô đã hạ sinh đứa con thứ hai không hề đau đớn. Sinh ra với cân nặng 1,44 kg, bé Ronaldo đã lớn hơn và khỏe hơn so với người anh của mình nhờ được sống thêm 24 ngày bên trong tử cung mẹ.
Người mẹ ngạc nhiên khi thấy đứa con chào đời khác hẳn với người anh: "Đây là khoảng thời gian tạo ra một sự khác biệt lạ lùng. Bé thứ hai được sinh ra khỏe mạnh như một đứa bé bình thường, nó không cần dùng ống thở hoặc thiết bị hỗ trợ gì".
Từ đó đến nay đã 3 tháng, cặp anh em sinh đôi này nặng hơn trước khoảng 2,7 kg. "Chúng thực sự là những đứa con kỳ diệu của tôi. Ronaldo đã ở lại trong tử cung tôi trong khi Alexandre ra trước và đã được cứu sống. Có những lúc tôi đã khóc rất nhiều. Nhưng tôi nói với bản thân rằng hãy đặt vào mình vào bàn tay của Thiên chúa. Chúng ta chẳng có thể làmđược gì, chỉ cần cầu nguyện và tin tưởng là đủ rồi", Da Silva hạnh phúc khi trông thấy sự phát triển của 2 con trai.
Alexandre vẫn nhỏ hơn một chút so với đứa em. Các bác sĩ nói, cậu bé có thể phải phẫu thuật để điều trị các vấn đề về mắt và chứng thoát vị. Còn người mẹ cho biết cô hy vọng cặp song sinh sẽ có thể rời bệnh viện vào ngày 18/6, đúng ngày dự sinh ban đầu của chúng.
Cặp song sinh Alexandre và Ronaldo trong vòng tay của cha mẹ
(Ảnh: ABC News)
Các bác sĩ tại Trung tâm Y khoa Tufts, thành phố Boston đã làm tất cả mọi thứ có thể để trì hoãn việc sinh con của Da Silva. Thống kê cho thấy khoảng 50% trẻ sinh ra ở tuần thứ 24 không thể sống, và những bé này có nguy cơ mắc một loạt vấn đề về sức khỏe.
4 ngày sau đó, Alexandre, một trong 2 đứa trẻ đã chào đời. Cậu bé chỉ nặng 745 g. Da Silva cho biết chồng cô là Ronaldo Antunes, có thể bế con trai lọt thỏm trong lòng bàn tay của mình. "Bác sĩ đã đưa bé đến để tôi hôn nó. Bé đã cất tiếng khóc chào đời, nhưng trông cơ thể con quá nhỏ, tôi rất sợ cháu sẽ không sống được. Tôi nói với chồng rằng con mình sao nhỏ xíu vậy", Da Silva nhớ lại những cơn chuyển dạ diễn ra rất nhanh và chỉ sau 3 lần co thắt không đau, cô đã hạ sinh đứa con đầu.
Da Silva ở lại trong phòng sinh còn con trai cô đã được đưa đến một trung tâm chăm sóc đặc biệt. Cho đến lúc này, đứa thứ hai vẫn chưa chịu ra. Các cơn co thắt suy yếu và cổ tử cung của Da Silva đã đóng lại.
Các bác sĩ nói với Da Silva rằng: "Có lẽ chị sẽ sinh đứa thứ hai sau đó một tiếng đồng hồ nữa, hoặc thậm chí một ngày, một tuần sau". Nhóm các bác sĩ đã trấn an người mẹ bằng cách kể ra những lợi ích của việc giữ lại đứa thứ hai bên trong dạ con của mẹ một thời gian nữa. Đứa bé ở trong đó càng lâu thì càng có nhiều cơ hội để phát triển hoàn thiện hơn.
Trong khi cậu con trai đầu tiên Alexandre lớn lên trong lồng ấp thì người em sinh đôi của bé là Ronaldo lại đang lớn lên trong tử cung, nơi mà trước đây hai anh em đã cùng nhau. Da Silva dùng thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng, do dây rốn và nhau thai của Alexandre được giữ lại bên trong tử cung của mẹ.
"Vào ngày thứ hai sau khi Alexandre được sinh ra, dây rốn của bé được đưa ra ngoài. Bác sĩ chỉ làm sạch mọi thứ và đặt trở lại vào trong tử cung của tôi", Da Silva kể lại.
Trao đổi với ABC News, bác sĩ Jennifer Ashton trong ê kip khoa sản cho hay, trước đây từng ghi nhận nhiều cặp song sinh ra đời cách nhau 7 tuần. Trong trường hợp như thế các bà mẹ cần được theo dõi rất chặt chẽ để sớm phát hiện các dấu hiệu của nhiễm trùng. "Tử cung người mẹ là nơi tốt nhất cho trẻ sinh non ở để được phát triển, trừ trường hợp bị nhiễm trùng", bác sĩ nói.
Rất may, Da Silva vẫn khỏe mạnh. Cô đã có thể đi bộ qua lại giữa các phòng của khoa sản và khu nuôi trẻ sinh non. "Tôi hát cho con nghe và khẽ chạm vào bé", người mẹ nói về những lần đến thăm Alexandre.
Ba tuần sau ngày sinh đầu tiên, Da Silva lại bị những cơn co thắt tử cung. Cuối cùng cô đã hạ sinh đứa con thứ hai không hề đau đớn. Sinh ra với cân nặng 1,44 kg, bé Ronaldo đã lớn hơn và khỏe hơn so với người anh của mình nhờ được sống thêm 24 ngày bên trong tử cung mẹ.
Người mẹ ngạc nhiên khi thấy đứa con chào đời khác hẳn với người anh: "Đây là khoảng thời gian tạo ra một sự khác biệt lạ lùng. Bé thứ hai được sinh ra khỏe mạnh như một đứa bé bình thường, nó không cần dùng ống thở hoặc thiết bị hỗ trợ gì".
Từ đó đến nay đã 3 tháng, cặp anh em sinh đôi này nặng hơn trước khoảng 2,7 kg. "Chúng thực sự là những đứa con kỳ diệu của tôi. Ronaldo đã ở lại trong tử cung tôi trong khi Alexandre ra trước và đã được cứu sống. Có những lúc tôi đã khóc rất nhiều. Nhưng tôi nói với bản thân rằng hãy đặt vào mình vào bàn tay của Thiên chúa. Chúng ta chẳng có thể làmđược gì, chỉ cần cầu nguyện và tin tưởng là đủ rồi", Da Silva hạnh phúc khi trông thấy sự phát triển của 2 con trai.
Alexandre vẫn nhỏ hơn một chút so với đứa em. Các bác sĩ nói, cậu bé có thể phải phẫu thuật để điều trị các vấn đề về mắt và chứng thoát vị. Còn người mẹ cho biết cô hy vọng cặp song sinh sẽ có thể rời bệnh viện vào ngày 18/6, đúng ngày dự sinh ban đầu của chúng.
Theo VNE/ABC News