So với các loại rau củ khác, khoai tây rất dễ bảo quản. Nếu biết bảo quản đúng cách, một củ khoai tây tốt vẫn thơm ngon trong cả tháng, dù chúng được mua tại các cửa hàng siêu thị hoặc tự bạn trồng và thu hoạch.
Sau khi thu hoạch hoặc mua những củ khoai tây, hãy dành một ít thời gian để sàng lọc chúng. Loại bỏ những củ bị rách vỏ, dập hay bất kỳ biểu hiện hư hỏng nào. Những củ này cần được sử dụng sớm bởi chúng sẽ nhanh hỏng hơn các củ thông thường và có thể làm hỏng các củ khoai bình thường khác.
1. Kỹ thuật bảo quản
Bảo quản khoai tây lành mạnh ở nơi khô, tối như tầng hầm, gầm tủ bếp
Sau khi đã chọn lọc các củ khoai tây, đặt chúng ở một nơi không tiếp xúc với ánh sáng và độ ẩm, bởi những thứ này có thể khiến khoai tây mọc mầm hoặc thối rữa.
Bạn cũng cần để khoai tây ở nơi thông thoáng.
Hầu hết các siêu thị đều đóng gói khoai tây trong các túi lưới để cho phép không khí đi qua - đó là cách bảo quản rất tốt, bạn đừng dại dột chuyển khoai tây sang một cái túi khác.
Bảo quản khoai tây ở nơi thông thoáng, hầm tối. Ảnh: Wikihow
Nếu khoai tây bạn mua về không được đựng trong các túi lưới, bạn có thể cho vào một cái hộp có lỗ thông hơi, nên đặt một tờ báo giữa các lớp khoai tây. Sau đó đậy hộp bằng một tờ báo.
Giữ khoai tây trong nhiệt độ mát.
Nhiệt độ tốt nhất để bảo quản khoai tây là dưới 10 độ C (từ 6-10 độ C). Ở nhiệt độ này, khoai tây có thể tươi trong vài tháng nếu bảo quản đúng cách.
Lưu ý rằng tủ lạnh thường quá lạnh để lưu trữ khoai tây và có thể làm hỏng hương vị và màu sắc của chúng. Nhiệt độ lạnh bên trong tủ lạnh sẽ làm cho tinh bột khoai tây biến thành đường, khiến nó có vị quá ngọt và ảnh hưởng đến màu sắc khi nấu lên.
Kiểm tra khoai tây định kỳ để biết dấu hiệu hư hỏng.
Nếu lưu trữ khoai tây bằng cách phương pháp trên, hầu hết thời gian lưu trữ có thể kéo dài vài tháng mà không có vấn đề gì. Tuy nhiên, mỗi tuần, bạn cũng nên kiểm tra khoai tây để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng, bởi một củ khoai hỏng có thể làm lây nhiễm sang những củ khoai tây khác, vì thế bạn cần loại bỏ nó sớm.
Các dấu hiệu của một củ khoai tây cần loại bỏ:
- Xanh: Vỏ khoai tây dần chuyển sang màu xanh, củ khoai sẽ bị mềm và hơi héo, nguyên nhân có thể do tiếp xúc với ánh sáng. Nếu khoai chỉ có một chút xanh, hãy cắt bỏ phần xanh trước khi nấu.
- Khoai tây mọc mầm: Các chồi nhỏ bắt đầu phát triển kèm theo vỏ của chúng bị xanh và thịt khoai đã mềm. Nếu khoai không quá mềm và mầm không xanh thì bạn có thể cắt bỏ phần mầm để nấu nướng sớm nhất có thể.
- Khoai tây mục nát: Thịt khoai mềm nhũn và có thể có mùi, hãy vứt bỏ ngay và thay thế bất kỳ tờ giấy nào đã chạm vào chúng.
2. Những lưu ý khi bảo quản
Không rửa khoai tây với nước trước khi bảo quản. Ảnh: Wikihow
- Không rửa khoai tây trước khi bảo quản: Mặc dù nó có vẻ như sạch sẽ, an toàn nhưng rửa nước lại làm cho chúng dễ bị thối rữa. Giữ khoai tây khô càng tốt trước và trong quá trình bảo quản. Nếu khoai tây của bạn bị bẩn, hãy chờ cho đất khô rồi dùng một cái bàn chải khô (như bàn chải đánh răng) hoặc miếng vải, cọ/ lau nhẹ để loại bỏ đất. Bạn chỉ nên rửa trước khi bắt đầu chế biến chúng.
- Tốt nhất không để khoai tây trong tủ lạnh nhưng nếu như bạn đã đặt khoai tây vào tủ lạnh thì hãy làm khoai ấm dần bằng nhiệt độ phòng trước khi nấu.
- Một khi bạn cắt khoai tây nên nấu chúng càng sớm càng tốt. Còn không thể nấu ngay được, hãy cho chúng vào nước lạnh, cách này có thể bảo quản được khoảng hơn 1 ngày.
- Không để khoai tây gần trái cây. Nhiều loại trái cây như táo, lê, chuối tiết ra một chất hóa học gọi ethylene. Khí này khuyến khích trái cây chín (bạn có thể nhận thấy rằng các loại trái cây có xu hướng chín nhanh hơn khi bạn giữ chúng bên cạnh nhau). Khí Ethylene này sẽ khiến khoai tây của bạn nảy mầm sớm.