Đoạn đường dài 947 m, với điểm đầu là cầu Bông phía đường Trường Sa đến đường Phan Đăng Lưu.
Trước đó, báo cáo với HĐND TP về lý do đặt lại tên đường, ông Huỳnh Thanh Nhân, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao TP cho biết Sở đã tiếp nhận ý kiến của Hội Di sản, các nhà nghiên cứu văn hóa, Hội Khoa học lịch sử TP. Theo đó, cách đặt tên đường này sẽ khuyến khích người dân tìm hiểu lịch sử, văn hoá và cũng giúp người dân dễ nhớ, dễ tìm.
Trước năm 1975, đoạn đường này cũng mang tên Lê Văn Duyệt.
Cầu Bông là một trong những công trình có giá trị lịch sử gắn với con đường này.
Khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt được xếp hạng di tích cấp quốc gia tọa lạc trong khuôn viên rộng lớn 18.500 mét vuông, nằm giữa các con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng.
Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) là người có nhiều đóng góp trong việc xây dựng, bảo vệ vùng đất phía Nam và người dân miền Nam. Ông có hai lần làm Tổng trấn thành Gia Định dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng, góp phần khai phá, mở rộng, bảo vệ vùng đất phương Nam.
Mặt trước bình phong tiền của ngôi mộ có bảng ghi lăng mộ của Tả Quân Lê Quân Duyệt và Phu nhân.
Hằng ngày người dân thường xuyên đến cúng kiếng tại khu mộ này.
Hàng rào tường bao quanh khu lăng mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt đang được trùng tu, nâng cấp.
Bệnh viện Bình Thạnh cùng nằm tọa lạc trên con đường này.
Ngôi trường nữ sinh trung học Lê Văn Duyệt nay được đổi tên thành Trường THPT Võ Thị Sáu.
Hàng cây cổ thụ rợp bóng mát trên con đường sắp được đổi tên thành đường Lê Văn Duyệt.
Ngoài ra tại TP.HCM còn có ngôi trường mang tên Trường tiểu học Lê Văn Duyệt (trường dành cho nam sinh), nay đổi tên thành Trường THCS Trần Văn Ơn (quận 1).
Trước 1975 cũng có một con đường mang tên Tả Quân Lê Văn Duyệt bắt đầu từ ngã sáu Phù Đổng đến ngã tư Bảy Hiền, nay là đường Cách Mạng Tháng Tám.