Cần có chế định về quan hệ tài sản tín thác tại Việt Nam

(PLO)-  Viện sĩ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện nhận định các nghề nghiệp mới sẽ có cơ hội phát triển tại Việt Nam nếu như các chế định về quan hệ tài sản tín thác được xây dựng trong luật.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tối 25-7, Mạng lưới các cơ sở đào tạo luật tại Việt Nam phối hợp cùng Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) tổ chức tọa đàm pháp lý theo hình thức trực tuyến với chủ đề “Pháp luật về tài sản tín thác”.

Phát biểu khai mạc, PGS.TS Lê Vũ Nam, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Luật cho biết những buổi tọa đàm được tổ chức hằng tháng như thế này là một dịp tốt, một sân chơi để học hỏi giữa những nhà nghiên cứu, sinh viên ngành Luật.

Với đề tài lần này, ông Nam cho rằng pháp luật về tín thác là một chủ đề hấp dẫn nhưng chưa được sự quan tâm đúng mực.

Viện sĩ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện - diễn giả của buổi tọa đàm. Ảnh: DƯƠNG HOÀNG

Viện sĩ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện - diễn giả của buổi tọa đàm. Ảnh: DƯƠNG HOÀNG

Viện sĩ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện là diễn giả của buổi tọa đàm. Trong suốt buổi toạ đàm, ông Điện đã cung cấp nhiều thông tin xoay quanh khái niệm tài sản tín thác, đặc điểm và tính chất pháp lý về tài sản tín thác...

Cụ thể, quan hệ tín thác là mối quan hệ về tài sản cho phép người sở hữu tài sản thực hiện được mục tiêu tài sản của mình thông qua vai trò của người khác hoặc vai trò khác của chính mình. Có thể hiểu, quan hệ tín thác là cặp quan hệ: người có tài sản - người nhận tín thác, người nhận tín thác - người thụ hưởng.

Về thực tiễn, PGS Điện đánh giá luật pháp Việt Nam vẫn còn cứng nhắc, máy móc trong việc giải thích, áp dụng các quy định về tài sản tín thác.

Viện sĩ Điện cho biết bản thân từng đề xuất xây dựng các quy định về quản lý các trường đại học tư nhân, trong đó có áp dụng các quy định về tài sản tín thác.

“Tuy nhiên, thời điểm đó, các khái niệm về tài sản tín thác làm cho nhiều người khó hiểu nên việc xây dựng bộ luật đã phải dừng lại. Đó là một điều rất đáng tiếc.” – PGS Điện nói.

Ông khẳng định cần thay đổi nền tảng tư duy, cần có sự thay đổi trong cách nghĩ về sự tuyệt đối với quyền sở hữu tài sản. Đó sẽ là một bước để chào đón quan hệ tín thác tại Việt Nam.

Lấy ví dụ về điều này, PGS.TS Điện nhận định các nghề nghiệp mới có thể sẽ có cơ hội phát triển tại Việt Nam nếu như các chế định về quan hệ tài sản tín thác được xây dựng trong bộ luật.

Ông dự đoán: “Những nghệ sĩ hay cầu thủ đá bóng là những ví dụ thú vị. Họ là những người có khả năng kiếm được tài sản nhưng không thể đảm bảo được khả năng quản lý tài sản của mình. Pháp luật về tài sản tín thác sẽ tạo điều kiện để tạo ra những người làm thay công việc quản lý nhưng vẫn đem về hiệu quả kinh tế cho họ”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm