Theo Luật Di sản văn hóa (DSVH), tại khoản 1, điều 13 đã quy định nghiêm cấm việc “chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa”; điều 32 quy định khu vực I của di tích phải được bảo vệ nguyên trạng; Nghị định số 98/2010 Chính phủ ban hành ngày 21.9.2010, quy định chi tiết một số điều của Luật DSVH và sửa đổi bổ sung một số điều của Luật DSVH, điều 4 quy định: khoản 1: những hành vi làm sai lệch di tích, gồm: a) Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích; b) Làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích.
Nhân viên nữ đã được thay đổi đồng phục bằng áo dài truyền thống màu vàng sậm, nhưng hoạt động kinh doanh vẫn là hình thức của một quán cà phê - Ảnh: B.N.L
Di tích lầu Tứ phương vô sự là khu vực I, theo điều 32, Luật DSVH quy định là khu vực phải được bảo vệ nguyên trạng. Hoạt động kinh doanh dịch vụ cà phê, giải khát với việc trưng dụng toàn bộ tòa lầu Tứ phương vô sự, thuộc hệ thống di tích triều Nguyễn ở Thừa Thiên - Huế (di tích quốc gia thuộc hàng đặc biệt), là đã vi phạm khoản 1, điều 13 và điều 32 của luật này với hành vi “làm sai lệch di tích văn hóa” và không giữ nguyên hiện trạng của di tích; vi phạm điều 4 của Nghị định 98 với hành vi cụ thể: đưa thêm (hiện vật) như bàn ghế, quầy tính tiền, khu vực pha chế... "làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích" và “làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích”.
Trước dư luận của báo chí, Cục Di sản văn hóa thuộc Bộ VH-TT-DL đã yêu cầu Trung tâm BTDTCĐ Huế báo cáo giải trình về việc cho mở kinh doanh dịch vụ cà phê, giải khát ở di tích lầu Tứ phương vô sự. |
Theo Bùi Ngọc Long (TNO)