Một góa phụ đã quyên tặng chiếc áo Sơ mi FDNY, bộ đồn phục Karate và áo bóng chày yêu thích của chồng mình, người đã mãi mãi ra đi tại Trung Tâm Thương Mại Thế Giới vào cái ngày định mệnh đó.
Nữ thám tử Carol Onazem khi đang tham gia cứu hộ, người quyên góp chiếc đế giày bị nóng chảy. (Ảnh: AP)
Một thám tử cảnh sát nghỉ hưu quyên góp chiếc đế giày bị nóng chảy khi đang làm công tác cứu hộ tại tòa Tháp Đôi.
Cô JoAnne "JoJo" Capestro, nhân viên tài chính đã đóng góp quần áo của mình cho biết. “Tôi không biết họ cần cái gì nhưng tôi đã từng làm viêc ở đó và quần áo của tôi cũng thuộc về nơi đó. Tôi muốn mọi người nhìn thấy và chia sẻ chúng với họ.”
Đôi giày với chiếc đế nóng chảy của cô Carol (Ảnh: AP)
Kể từ khi bảo tàng mở cửa vào tháng 5-2014, rất nhiều người sống sót, nhân viên cứu hộ và người thân của những nạn nhân đã đóng góp hơn 135 món kỷ vật bên cạnh những hiện vật được chính phủ tìm được trước đó.
Người thân đã đem hình ảnh, viết những lời chia sẻ mới trong hồ sơ của hơn 3000 người thiệt mạng trong vụ 11-9. Nhiều người đem tặng ví, mũ bảo hiểm và những đồ dùng khác để chúng ta có những cái nhìn rộng lớn hơn về sự kiện này qua lăng kính cá nhân.
Đôi giày cao gót bị sứt đế của JoAnne “JoJo” Capestro khi cô chạy bộ từ tầng 87 xuống đất (Ảnh: AP)
Bên cạnh đóng góp từ các nạn nhân, một số hiện vật còn được quyên góp từ các cơ quan chính quyền như nón của một nhân viên cục Hàng Không Liên Bang khi đang làm việc để phục hồi các chuyến bay sau ngày 11.9.
Bảo tàng dự kiến sẽ đón nhận nhiều hiện vật hơn nữa nhằm bổ sung vào một danh sách dài 39.000 đồ vật, hình ảnh, câu chuyện. Ban giám đốc nhìn nhận những đóng góp đó như là một sự tín nhiệm từ người thân của các nạn nhân.
Ngay từ khi ý tưởng thành lập bảo tàng được hình thành, nó đã phải đối mặt với những chỉ trích và nghi kỵ từ các thân nhân. Rất nhiều người trong số đó vẫn cảm thấy tổn thương khi nơi an nghỉ của người thân họ lại trở thành địa điểm thu hút khách du lịch.