‘Chỉ mong thủ tục công chứng, thế chấp rõ ràng’

Theo vị này, ngân hàng “là khách hàng nhưng đôi lúc lại là nạn nhân” khi thực hiện thủ tục thế chấp tại các cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể, việc cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất (ĐKQSDĐ) thường xuyên xem xét lại hợp đồng đã được công chứng làm ảnh hưởng đến khách hàng và phía ngân hàng. “Tôi chỉ mong mỏi thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm phải minh bạch, chính xác. Đặc biệt là các bên làm đúng vai trò, chức trách của mình, đúng quy định pháp luật” - ông bày tỏ.

Trưởng phòng Công chứng số 2, ông Hoàng Xuân Hoan, thông tin: Trên thực tế các hợp đồng thế chấp do bên ngân hàng soạn thảo, công chứng viên thực hiện việc chứng nhận. Tuy nhiên, khi hợp đồng thế chấp bị cơ quan ĐKQSDĐ yêu cầu chỉnh sửa, công chứng viên lại là người phải thực hiện. “Nội dung của hợp đồng thế chấp là ý chí của các bên trong giao dịch, nếu có lỗi là do các bên chứ không phải trách nhiệm của công chứng viên” - ông góp ý.

Một bất cập nữa là giữa các cơ quan chưa thống nhất trong vận dụng pháp luật. Ông Hoan dẫn chứng hiện các cơ quan ĐKQSDĐ vẫn áp dụng các biểu mẫu tại Thông tư 04/2006 hướng dẫn Luật Đất đai năm 2003. Trong khi đó Luật Đất đai 2013 đã được ban hành, Luật Công chứng 2006 cũng đã được thay thế bởi Luật Công chứng 2014. Thông tư 04 không còn hiệu lực nhưng vẫn được một số cơ quan ĐKQSDĐ viện dẫn để áp dụng.

Bà Ngô Minh Hồng, Trưởng Văn phòng công chứng Bảy Hiền, dẫn chứng việc một cơ quan ĐKQSDĐ đặt yêu cầu ngoài quy định làm phiền người dân. “Ông A ủy quyền cho bà B bán nhà, bà B ký bán cho bà C. Đến khi bà C đi đăng ký thì cơ quan ĐKQSDĐ yêu cầu bà C phải có được ý kiến của ông A về việc bán căn nhà. Tôi sẽ có báo cáo gửi phòng Kiểm soát thủ tục hành chính của Sở Tư pháp về vụ này” - bà cho hay.

Theo Sở Tư pháp, nhiệm vụ, vai trò của tổ chức hành nghề công chứng và cơ quan ĐKQSDĐ, thủ tục công chứng và thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm đã được pháp luật quy định rõ. “Đề nghị Sở TN&MT chỉ đạo các cơ quan ĐKQSDĐ thực hiện đúng quy định về trình tự thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, đăng ký đất đai. Cần có sự thống nhất trong thực hiện giữa các cơ quan, tạo thuận lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính” - bà Phan Thị Bình Thuận, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, góp ý.

Tiếp thu các ý kiến trên, Phó Giám đốc Văn phòng ĐKQSDĐ TP, bà Nguyễn Thị Hiếu Hạnh, khẳng định: Văn phòng ĐKQSDĐ TP luôn thực hiện việc đăng ký các giao dịch theo hợp đồng công chứng. “Nếu hợp đồng có những sai sót không ảnh hưởng đến đối tượng thế chấp như lỗi chính tả, câu chữ thì chúng tôi không bao giờ yêu cầu chỉnh sửa hợp đồng rồi mới giải quyết” - bà cho hay. Bà Hạnh cũng lưu ý các văn phòng ĐKQSDĐ quận, huyện chỉ được áp dụng các văn bản đang có giá trị thi hành.

Khác cách hiểu về GPXD quá 12 tháng

Ông Nguyễn Hồ Phương Vinh, Phó Trưởng phòng Công chứng số 1, cho hay đơn vị đã triển khai việc chứng nhận hợp đồng thế chấp với giấy phép xây dựng (GPXD) nhà ở riêng lẻ của cá nhân. Thế nhưng khi đăng ký thì có quận đồng ý, quận lại không. Ngay cả cách hiểu về GPXD quá 12 tháng cũng khác nhau, có nơi từ chối đăng ký vì cho rằng đã quá thời hạn trên là GPXD hết hiệu lực.

“Không có việc GPXD có thời hạn trong 12 tháng mà con số này là thời hạn để khởi công công trình. Giả sử đến tháng thứ 11 trong thời hạn này công trình mới khởi công nên GPXD lố 12 tháng thì vẫn có hiệu lực” - ông Phan Văn Cheo, Chủ tịch Hội Công chứng TP, nhận xét. Đại diện Sở Xây dựng cũng thống nhất cách hiểu trên.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

7 'chìa khóa' mở nguồn cung nhà ở xã hội

7 'chìa khóa' mở nguồn cung nhà ở xã hộiLongform

(PLO)- Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cần nâng cao chất lượng công trình nhà ở xã hội tương đương nhà ở thương mại cho người dân yên tâm, tin tưởng vào chính sách nhà ở xã hội của Nhà nước.

Giá nhà liên tục biến thiên, người mua sốt sắng tìm nhà trả góp

Giá nhà liên tục biến thiên, người mua sốt sắng tìm nhà trả góp

(PLO)- Giữa bối cảnh giá BĐS liên tiếp lập đỉnh chưa có dấu hiệu chững lại, lãi suất thấp kỷ lục, thị trường xuất hiện xu hướng dịch chuyển dòng tiền ra khỏi nhà băng để tìm đến các dự án trả góp dài hạn. Đây được xem là phương án tối ưu vừa bảo vệ giá trị tài sản trước nguy cơ mất giá – lạm phát, vừa nhanh chóng sở hữu nhà ở trước khi giá tăng quá cao.

Giá rao bán nhiều chung cư ở Hà Nội tăng 33%

Giá rao bán nhiều chung cư ở Hà Nội tăng 33%

(PLO)- Giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Thực tế, không ít dự án có mức tăng giá trên dưới 30% chỉ sau 1 năm.