Chính quyền số ở Thanh Hóa là trung tâm chuyển đổi số

Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Thanh Hóa:

Chính quyền số ở Thanh Hóa là trung tâm chuyển đổi số

(PLO)- Chuyển đổi số ở Thanh Hóa đã và đang mang lại hiệu quả, thực chất góp phần đưa Thanh Hóa bứt tốc phát triển toàn diện trên các lĩnh vực KT-XH.

Thanh Hóa xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, là một trong những khâu đột phá đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởngmới trong khu vực cùng với Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng và hướng đến mục tiêu trở thành tỉnh kiểu mẫu vào năm 2045.

"Từ Nghị quyết 06 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa về chuyển đổi số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, Thanh Hóa đã thực hiện và đạt được nền móng quan trọng sau 3 năm triển khai"- Ông Đỗ Hữu Quyết Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thanh Hóa (ảnh) chia sẻ với báo Pháp Luật TP. HCM.

Chính quyền số là trung tâm chuyển đổi số của Thanh Hóa -.JPG
Ông Đỗ Hữu Quyết, Giám đốc Sở Thông tin &Truyền thông tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Chính quyền số là trung tâm chuyển đổi số của Thanh Hóa

. Phóng viên: Sau 3 năm triển khai Nghị quyết 06 của Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa về chuyển đổi số, Thanh Hóa đã đạt những kết quả gì thưa ông?

+ Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thanh Hóa ông Đỗ Hữu Quyết: Thanh Hóa phấn đến năm 2025 nằm trong top 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số và đến năm 2030 tiếp tục nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước và top 5 tỉnh, thành phố đứng đầu về chính quyền số.

Chuyển đổi số ở Thanh Hóa đã và đang mang lại hiệu quả thực chất góp phần tạo ra “cú hích”, đưa Thanh Hóa phát triển toàn diện.

Thanh Hóa hiện nay là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước ban hành bộ tiêu chí và giao chỉ tiêu hoàn thành chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã.

Đặc biệt, với Thanh Hóa chuyển đổi số xoay quanh lợi ích của người dân, doanh nghiệp (DN), trong khi chính quyền nỗ lực tạo điều kiện cho người dân tham gia chuyển đổi số, từ chính việc xây dựng các mô hình, tiêu chí chuyển đổi số từ cấp xã đến đến cấp tỉnh.

Kết quả ở đây không chỉ là những con số, mà điều quan trọng hơn chính là sự đồng lòng, ủng hộ, tham gia tích cực của người dân, DN tham gia vào quá trình chuyển đổi số như một xu thế tất yếu, không ai đứng ngoài cuộc, nhất là chính quyền.

Việc chuyển đổi số theo từng lĩnh vực, ngành nghề theo giai đoạn, trước khi tiến đến chuyển đổi tổng thể, toàn diện ở Thanh Hóa.

Sáp nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa -.jpg
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, thông qua chuyển đổi số là một trong những yếu tố then chốt đưa Thanh Hóa phát triển toàn diện. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Thanh Hóa đã chú trọng đến việc tuyên truyền về chuyển đổi số để thay đổi nhận thức của người dân, DN , thay đổi hành vi, thói quen, chuyển từ các phương thức truyền thống sang phương thức số, môi trường số, làm việc với công nghệ số… góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thiết thực, hiệu quả phải có ngay.

Hiện nay, Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả ba trụ cột là chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Với 27 đơn vị hành chính cấp huyện, thị, thành phố và 558 xã phường, Thanh Hóa là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước ban hành bộ tiêu chí và giao chỉ tiêu hoàn thành chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã.

Giảm tham nhũng vặt, giảm chi phí của người dân và doanh nghiệp

. Một trong những mục tiêu của chuyển đổi số là làm giảm các chi phí thời gian của người dân, doanh nghiệp, giảm tham nhũng tiêu cực hay nói cách khác làm tham nhũng vặt tại cơ sở công quyền, ông nhận định về vấn đề này như thế nào?

+ Những năm gần đây, Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa luôn chỉ đạo sát về việc nhận diện phát hiện, xử lý các hành vi nhũng nhiễu tiêu cực trong giải quyết công việc cho người dân, tổ chức, DN của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Chúng tôi nhận diện rõ việc xây dựng chính quyền số, làm cơ sở dẫn dắt kinh tế số, xã hội số xem như “kim chỉ nam” quan trọng để giải về việc giải quyết hồ sơ thủ tục cho người dân và DN trong những năm gần đây.

Chính quyền số bước đầu ở Thanh Hóa đạt kết quả khả quan qua việc trao đổi, xử lý văn bản, hồ sơ trên môi trường mạng giữa các cơ quan, chính quyền, đoàn thể trên 3,3 triệu lượt, tỷ lệ ký số cơ quan đạt hơn 98%.

Chính quyền số là trung tâm chuyển đổi số của Thanh Hóa -1.JPG
Ông Đỗ Hữu Quyết trao đổi với PV báo Pháp Luật TP. HCM chính quyền số đã làm giảm nhiều chi phí, quản lý đầu việc của các cơ quan đơn vị chức năng một cách hiệu quả hơn. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Kết quả đó, đồng nghĩa với việc xử lý các đầu việc được giao đúng hạn, mang lại hiệu quả cao, giảm bớt các chi phí, giảm nhũng nhiễu... từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh.

Đặc biệt, các văn bản đến đi của các cấp sở, ngành, địa phương được công khai, minh bạch trên không gian số, trong trường hợp các đơn vị chậm xử lý văn bản, hồ sơ của người dân, DN cũng được thể hiện rõ...

Điều đó có thể thấy, chính quyền số là nền tảng rất quan trọng, trung tâm của chuyển đổi số để người dân, DN cùng tham gia vào quá trình này, qua đó cũng giúp người dân giảm chi phí, thời gian đi lại, giấy mực, không cần tiếp xúc trực tiếp với cán bộ nhưng công việc vẫn được xử lý.

“Cách đây nhiều năm trước, mỗi lần họp HĐND tỉnh tài liệu cả chục cân tốn giấy mực thì 4 năm trở lại đây, các đại biểu tham dự kỳ họp chỉ cần quét mã QR, tham gia vào môi trường số sẽ có tất cả các tài liệu kỳ họp dễ tìm kiếm, dễ tiếp cận, khoa học bài bản hơn nhờ chuyển đổi số”, ông Đỗ Hữu Quyết Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông Thanh Hóa nói.

Đơn cử như một người dân, DN ở huyện biên giới Mường Lát cách Thanh Hóa gần 300 km, muốn làm hồ sơ, xin thủ tục… những năm trước đây thường rất tốn kém, nhưng hiện nay chuyển đổi số cho phép DN, người dân thấy rõ ngay từ đầu vào của văn bản trên không gian số không quá hai ngày sẽ được trả lời xử lý, ngược lại văn bản chậm xử lý cũng sẽ thấy rõ văn bản đến đâu, đang tắc ở khâu nào và trường hợp bị trả lại hồ sơ, văn bản không quá 2 lần.

Để đạt được kết quả nêu trên, chính là sự vào cuộc quyết liệt của Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa được thể hiện rõ trong Nghị quyết 06 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Chuyển đổi số ‘mở toang” cánh cửa thu hút đầu tư nước ngoài

. Ông từng nhiều lần khẳng định, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, thông qua chuyển đổi số là một trong những yếu tố then chốt thu hút đầu tư các DN quốc tế nhận diện môi trường đầu tư và lựa chọn đến với Thanh Hóa nói riêng và Việt Nam nói chung, để làm được điều này Thanh Hóa đã và đang làm gì để hút nhà đầu tư nước ngoài, thưa ông?

+ Trước tiên phải khẳng định rằng, trong những năm qua Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều chính sách mới về thu hút đầu tư sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 58, Nghị quyết 37, Chương trình hành động của Chính phủ cũng như Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2020-2025.

Dựa trên các tiềm năng thế mạnh với vị trí kết nối thuận lợi cả trong nước và quốc tế, đất đai rộng lớn, nguồn nhân lực dồi dào, bờ biển dài, có đầy đủ các loại hình giao thông. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.

Với mục tiêu xây dựng tỉnh Thanh Hoá trở thành một cực tăng trưởng mới của khu vực và cả nước với công nghiệp nặng, nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao là nền tảng; các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ logistics là đột phá; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.

Như đã nói khi xác định chuyển đối số là yếu tố ‘then chốt’ và kể từ khi ban hành Nghị quyết 06 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

tru-so-bo-hoang-thanh-hoa.JPG
Chuyển đổi số góp phần quan trọng đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới trong khu vực cùng với Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng vào năm 2030. Ảnh ĐẶNG TRUNG

Hiện nay, ở Thanh Hóa, nhiều công cụ số được mở rộng để khách hàng tiếp cận nhiều dịch vụ số. Sự thay đổi này đã mở ra rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, thành phố thông minh, IoT, AI, big data, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo… đến với Thanh Hóa.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài thông qua chuyển đổi số, những kết quả ấn tượng trong chuyển đổi số là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thu hút đầu tư của các DN đến với Thanh Hóa.

Chỉ tính từ đầu năm đến nay, tỉnh này đã thu hút được 94 dự án đầu tư trực tiếp (có 17 dự án FDI), tăng 36,2% so với cùng kỳ năm 2023, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 12.433 tỉ đồng và 367,8 triệu USD. Chuyển đổi số ở Thanh Hóa đã và đang mang lại hiệu quả, thực chất góp phần đưa Thanh Hóa bứt tốc phát triển toàn diện trên các lĩnh vực KT-XH và đời sống.

Xin cám ơn ông!

Đến nay toàn Thanh Hóa có 114/558 xã, phường, thị trấn được công nhận hoàn thành chuyển đổi số cấp xã. Thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến đứng đầu cả nước với tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết trước hạn và đúng hạn đạt 99,51%.

Đến hiện tại, toàn tỉnh Thanh Hóa đã kích hoạt thành công gần 2,6 triệu tài khoản định danh điện tử, 100% người dân, DN sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực qua cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Rà soát được gần 2,3 triệu mã số thuế cá nhân, đạt tỷ lệ 98,4%; tỷ lệ các DN thực hiện nộp thuế điện tử đạt 84%; 100% DN được tiếp cận và ứng dụng các nền tảng số trong hoạt động sản xuất kinh doanh; tổng số DN công nghệ số trên địa bàn là 615 DN…

Đọc thêm