Chưa có cơ sở khẳng định hầm bí mật là của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Theo đó, các vật liệu xây dựng căn hầm tương đối mới, không phải vào năm 1945 như lời kể của ông Mai Văn Huế (người sống ở căn nhà trên). Mặc khác, giai đoạn 1968-1975 hầu hết các nhà ở phường Phú Hòa đều có hầm để tránh bom đạn, nên việc chủ nhà này đào một căn hầm trú ẩn là chuyện bình thường. Bên cạnh đó, các tài liệu khoa học liên quan đến Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và các nhân chứng đã hoạt động cùng Đại tướng tại Thừa Thiên – Huế giai đoạn 1936-1954 thì chưa có tài liệu nào nhắc đến căn hầm bí mật của Đại tướng tại Huế như báo chí nêu. Trên cơ sở đó, Bảo tàng lịch sử và cách mạng Thừa Thiên – Huế cho rằng, chưa có cơ sở để khẳng định hầm bí mật của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Chưa có cơ sở khẳng định hầm bí mật là của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ảnh 2

Căn hầm được ông Mai Văn Huế cho là của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Ảnh: VIẾT LONG


Theo ông Cao Huy Hùng, Bảo tàng sẽ tiếp tục lấy mẫu vật liệu xây dựng (bê tông, gạch) để kiểm tra niên đại của hầm. Thu thập các tài liệu và tổ chức tọa đàm để xác minh cụ thể một lần cuối về căn hầm trên.

Trước đó, nhiều tờ báo dẫn lời ông Mai Văn Huế, cho rằng ông Huế vừa phát hiện căn hầm bí mật (có chiều dài 5m; rộng 1,5m; cao; 1,2m) của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, trong căn nhà 191 Trần Hưng Đạo. Hầm này từng là nơi hoạt động bí mật của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Ủy ban Kháng chiến Việt Minh Trung bộ thời kỳ chống Pháp (1945- 1946) đã bị chôn vùi dưới lòng đất gần 70 năm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm