Hội thảo do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ LĐ-TB&XH và Bộ GD&ĐT phối hợp tổ chức, ngày 26-5.
Hoạt động đào tạo nghề phần lớn từ phía các trường nghề, thay vì có sự tham gia đặt hàng từ các doanh nghiệp để nâng cao kỹ năng, văn hóa nghề. Ảnh: P.ĐIỀN
TS Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề Bộ LĐ-TB&XH, cho biết hiện có 60/63 tỉnh, thành có khu công nghiệp (KCN), trong đó có 206 KCN đã đi vào hoạt động. Các KCN chủ yếu tập ở khu kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung.
Về những băn khoăn lãng phí sử dụng nhân lực, ông Minh cho rằng nhiều doanh nghiệp (DN) không muốn tuyển dụng nhân lực đã qua đào tạo nghề vì tính chất công việc sản xuất của họ, đồng thời lao động qua đào tạo phải trả lương cao hơn nên DN chưa mặn mà.
“Học ngay tại nơi làm việc và học tại nhà trường, đó chính là mô hình đào tạo nghề đã thành công 200 năm nay tại Đức, qua đó giúp giới trẻ tại Đức thất nghiệp rất thấp do được đào tạo nghề bài bản” - ông Sumer nói.
Cho học sinh thấy tương lai nghề là gì Công tác phân luồng đào tạo nghề cần nâng cao hình ảnh đào tạo nghề, cho học sinh, phụ huynh thấy tương lai của học nghề là gì, thay vì các em băn khoăn lựa chọn vào đại học hay đi học nghề. Ông Sumer lưu ý Việt Nam nên thử nghiệm nhiều mô hình để lựa chọn mô hình phù hợp nhất về đào tạo nghề trong nước, thay vì tự bó buộc vào văn bản, nghị quyết này nọ nên lúng túng khi triển khai. Nếu tìm được con đường mới thì nên mạnh dạn đi để vượt qua những ràng buộc hành chính. |