Chuyển tiền điện tử từ 500 triệu phải báo cáo giao dịch đáng ngờ

(PLO)- Với những lệnh chuyển tiền điện tử có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên, các ngân hàng phải báo cáo giao dịch trong phòng, chống rửa tiền.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đây là một trong những điểm đáng chú ý tại Thông tư 09/2023 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền, do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành.

Trong đó, liên quan đến chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử, Thông tư quy định rõ đối tượng báo cáo có trách nhiệm thu thập thông tin và báo cáo cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền bằng dữ liệu điện tử khi thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử trong các trường hợp sau đây:

Thứ nhất, giao dịch chuyển tiền điện tử mà tất cả các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 500 triệu đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương.

Thứ hai, giao dịch chuyển tiền điện tử mà có ít nhất một trong các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 1.000 USD trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương.

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho rằng: Mặc dù NHNN cũng như các tổ chức tín dụng đã thực hiện nghiêm túc Luật Phòng chống rửa tiền và các văn bản liên quan theo đúng chuẩn mực quốc tế và phù hợp với thực tế hoạt động của các tổ chức tín dụng, song vẫn bộc lộ những hạn chế bất cập.

Bên cạnh đó, với sự phát triển của các công nghệ mới, điện toán đám mây, kinh tế số… cùng với yếu tố dịch bệnh đã làm thay đổi thói quen sống và hành vi đầu tư, tiêu dùng.

Các sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng với tốc độ số hóa nhanh và mạnh mẽ đã góp phần thúc đẩy và thu hút số lượng người dùng chuyển từ ngoại tuyến lên trực tuyến, sử dụng nhiều phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Theo đó, các tội phạm nguồn của rửa tiền cũng có sự biến chuyển, trở nên tinh vi và phức tạp hơn".

Để công tác phòng chống rửa tiền tại các tổ chức tín dụng đạt hiệu quả tốt hơn nữa, VNBA kêu gọi các tổ chức tín dụng cần thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống rửa tiền, đặc biệt là công tác nhận biết thông tin khách hàng, báo cáo giao dịch đáng ngờ. Đồng thời cập nhật và xây dựng các kịch bản để đáp ứng sự thay đổi của các phương thức, thủ đoạn rửa tiền mới.

Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng cần chủ động nghiên cứu, trang bị các giải pháp, ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống trong bối cảnh tội phạm rửa tiền ngày càng tinh vi, phức tạp.

Nâng cao hiểu biết, nhận thức của các tổ chức tín dụng về rủi ro rửa tiền; Tăng cường công tác đào tạo nhằm đảm bảo các cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng được đào tạo kiến thức phòng, chống rửa tiền một cách đầy đủ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm