. So với những mùa trước VFF bán bản quyền truyền hình giải V-League và Cúp Quốc gia cho Đài VTV rồi đài này phân chia lại, nay bán qua nhà trung gian AVG thì có gì khác?
+ Khác nhiều chứ! Các CLB thu được tiền nhiều hơn. Ở những mùa trước, những trận đấu được bán với tỉ lệ ăn chia VFF lấy 50% giá trị, CLB chủ nhà 35%, còn lại là đội khách 15%. Còn khi bán bản quyền cho AVG thì tỉ lệ ăn chia là 40-40-20. Lợi hơn rồi đấy! Do AVG mua toàn bộ giải đấu nên những trận mà AVG không truyền hình trực tiếp thì CLB có quyền được thương lượng mua lại với một mức giá tốt nhất có thể. Mua lại rồi thì CLB có quyền quyết định và có thể bán cho các nhà đài địa phương hoặc đài khác và khi ấy CLB được toàn quyền quyết định.
. V-League có phần tham gia của các CLB tức CLB cũng là chủ nhân của bản quyền nhưng VFF mang bán cho AVG thì các CLB có được mời họp bàn?
+ Không! Các CLB không phải là chủ nhân mà chỉ VFF là chủ nhân, còn CLB thì chỉ tham gia giải đấu họ đã được quyền lợi từ việc ăn chia rồi.
Trưởng đoàn Đồng Tâm Long An Phạm Phú Hòa (giữa).Ảnh: XUÂN HUY
. Việc bán một bản quyền kéo dài 20 năm có gì đó kỳ lạ chăng?
+ Bình thường, không có vấn đề gì, tiền thu được sẽ dùng vào việc tái đầu tư cho bóng đá, đào tạo trẻ…
. Xin cảm ơn ông.
Để có được quyền truyền hình 116 trận V-League 2011 trên các kênh của mình, VTV đã phải trả cho AVG 4,6 tỉ đồng. V-League có tổng cộng 182 trận. Lúc đầu VTV đề xuất được phát trực tiếp 140 trận nhưng VTV đã nhường lại cho một số đài khác. VTC cũng sẽ mua một số trận nhưng khó còn trận hay vì VTV đã chọn hết. Số còn lại, một số đài địa phương có thể sẽ mua lại. |
TẤN PHƯỚC thực hiện