"Cú đấm thép" đối với ngành sản xuất đồ chơi Trung Quốc


(Ảnh minh họa)
Theo tờ Người quan sát kinh tế có trụ sở tại Bắc Kinh, chỉ thị an toàn đồ chơi của EU đã có hiệu lực từ ngày 20/7 được xem như một “quả bom nổ chậm” với các nhà sản xuất đồ chơi Trung Quốc. Zheng Guohui , một người trong ngành cho biết, mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã khiến các nhà máy tại các khu công nghiệp dọc đồng bằng Châu Giang bị ảnh hưởng nặng nề, ảnh hưởng của nó chỉ giới hạn ở cấu trúc thị trường. Nhưng các quy định mới của EU sẽ “thay đổi luật chơi” tại Trung Quốc, và có thể trong vòng 2-3 năm tới, ít nhất một nửa số doanh nghiệp sẽ phá sản. So với các quy định trước đây từng được có hiệu lực suốt 2 thập kỷ, các quy định mới “hà khắc” hơn nhiều khi đề cập tới định nghĩa sản phẩm, các đặc tính an toàn, giấy chứng nhận sản phẩm và trách nhiệm. Trong đó số khoản mục đã tăng từ 16 lên 57, khiến đây trở thành quy định khắt khe nhất về sản xuất đồ chơi trên toàn thế giới, tờ báo cho biết. Những quy định mới cũng nêu ra việc kiểm soát 19 loại kim loại nặng, cấm 55 loại mùi thơm gây dị ứng, và giới hạn 11 loại chất gây dị ứng. Theo dự báo trước đó của cơ quan chức năng Thượng Hải, hầu như toàn bộ đồ chơi sản xuất tại Trung Quốc từng vượt qua các đợt kiểm tra trước đó, vẫn sẽ bị xem là chưa đạt chuẩn theo quy định mới. Trừ khi các doanh nghiệp chịu thích nghi, các quy định mới sẽ ảnh hưởng tới danh tiếng của đồ chơi sản xuất tại Trung Quốc cũng như ngành đồ chơi nước này. Trung Quốc hiện là nước sản xuất và xuất khẩu đồ chơi lớn nhất, cung cấp tới 2/3 đồ chơi toàn thế giới. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu đồ chơi của nước này đạt tới 13,9 tỷ USD, 18,7% số này là xuất sang châu Ấu, khiến nơi này trở thành thị trường đồ chơi lớn thứ hai của Trung Quốc. Phản ứng trước những quy định mới của EU, Tổng cục thanh tra, giám sát và quản lý chất lượng Trung Quốc cùng nhiều cơ quan khác đã tổ chức tập huấn quy mô lớn cho 1700 nhân viên kiểm định chất lượng và 1200 nhà sản xuất đồ chơi. Liang Xiongjie, giám đốc thương hiệu tại thành phố Đông Quản, tỉnh Quảng Đông cho biết những thay đổi trong môi trường kinh doanh, chi phí nhân công và quy trình sản xuất tăng, trong khi số lượng đơn hàng sụt giảm khiến các nhà sản xuất nước này khó cắt giảm chi phí. Và những quy định mới của EU chỉ kiến việc kinh doanh thêm khó khăn. Ngoài ra, việc người lao động rời bỏ ngành này cũng là một mối lo. Ông Liang cho biết, lương bình quân của công nhân ngành đồ chơi chỉ 2000 – 3000 nhân dân tệ (325 – 490 USD/tháng), thấp xa so với các ngành điện tử. Việc nhân công thay đổi liên tục cũng khiến khả năng đảm bảo chất lượng sản phẩm gặp khó khăn.
Theo Thanh Tùng (DT/Want China Times)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới