Đề nghị áp thuế tiêu thụ đặc biệt theo lượng đường trong nước giải khát

(PLO)- Nhiều ĐBQH đề nghị nghiên cứu kỹ, từ nhiều góc độ khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có hàm lượng đường cao…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng ngày 22-11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Tại đây, nhiều đại biểu nêu ý kiến xoay quanh đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức 10% đối với nước giải khát có lượng đường cao hơn 5 gram/100ml như đề xuất của Chính phủ.

Tăng thuế suất cần cân nhắc lộ trình

Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Trần Thị Nhị Hà (đoàn Hà Nội) cho rằng, khi tăng thuế suất đối với mặt hàng nào đó cần cân nhắc lộ trình thực hiện phù hợp, nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp, thị trường, người tiêu dùng thích nghi với việc tăng thuế trong thời gian tới.

Vì nếu tăng thuế quá nhanh và mạnh khiến doanh nghiệp không thể điều chỉnh công suất sản xuất phù hợp làm sụt giảm sản lượng đột ngột dẫn đến nhiều dự án đầu tư thua lỗ, không thể thu hồi được vốn.

thue-tieu-thu-dac-biet-ha.jpg
Phó trưởng Ban dân nguyện của Quốc hội Trần Thị Nhị Hà (đoàn Hà Nội).

Đồng thời, đại biểu cũng nêu quan điểm cần phải áp thuế tiêu thụ đặc biệt để điều tiết hành vi của người dùng đối với những mặt hàng gây ảnh hưởng cho sức khoẻ, hay tác hại với môi trường.

Cụ thể, đối với mặt hàng nước giải khát, đại biểu Hà cho rằng cần có đánh giá tác động khách quan, đặc biệt những bằng chứng khoa học của các chuyên gia trong lĩnh vực y tế xem nước giải khát có đường tác hại ra sao để có quy định cụ thể về hàm lượng đường trong loại sản phẩm này.

“Tại sao lại lựa chọn tỉ lệ 5 gram/100 ml mà không phải tỉ lệ khác. Các loại sản phẩm đồ uống sử dụng đường tự nhiên từ hoa quả có bị áp thuế này không. Báo cáo tác động của Chính phủ chưa chứng minh cụ thể bằng chứng khoa học của đề xuất này”, đại biểu Hà nói.

Đại biểu Hà lấy ví dụ, hiện một chai nước tăng lực trên thị trường dung tích 350 ml có 64,5 gram đường. Trong khi theo khuyến cáo của tháp dinh dưỡng, lượng đường người trưởng thành dung nạp một ngày nên dưới 25 gram và trẻ em 3-11 tuổi dưới 15 gram. Nếu uống một chai nước tăng lực tức là dung nạp gấp đôi lượng theo khuyến cáo về sức khỏe.

Theo đó, đại biểu Hà đề xuất dự luật cần có sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp sản xuất để họ chuyển sang sản xuất các sản phẩm có hàm lượng đường từ tự nhiên. Đồng thời, từng bước thay đổi thói quen, hành vi sử dụng đồ uống có đường của người dân, đặc biệt là giới trẻ để hạn chế tình trạng béo phì trong thanh, thiếu niên hiện nay.

thue-tieu-thu-dac-biet-tri.jpg
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội).

Cùng nội dung này, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) cho rằng việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường 5gram/100 ml cần phải nhìn sâu xa và tác động đến sức khỏe để điều chỉnh phù hợp. Vì theo ông, đồ uống có đường không hoàn toàn hại cho sức khỏe.

Theo đó, đại biểu đề nghị cần có mức thuế phù hợp, tùy thuộc vào hàm lượng đường trong đồ uống để giúp điều chỉnh thói quen tiêu thụ đồ có đường, tăng thu thuế.

Theo ông nên có ba mức thuế cho đồ uống có cồn ở hàm lượng 3-5 gram/100 ml; 5-15 gram/100 ml và trên 15 gram/100 ml.

“Hiện nhiều quốc gia áp thuế tiêu thụ đặc biệt theo hàm lượng đường trong nước giải khát, hàm lượng đường càng cao càng phải chịu mức thuế suất cao” – ông nói.

Có thể thay đổi hành vi người tiêu dùng

Còn đại biểu Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội) đề nghị cơ quan soạn thảo dự luật cần nêu rõ cơ sở chứng minh việc áp dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng nước giải khát có hàm lượng đường cao hơn 5 gram/100ml và đạt được hiệu quả cho việc giảm tỉ lệ người thừa cân béo phì so với bánh, kẹo, ô mai...

Cùng nội dung này, đại biểu Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội) đề nghị cơ quan soạn thảo dự luật cần nêu rõ cơ sở chứng minh việc áp dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng nước giải khát có hàm lượng đường cao hơn 5 gram/100ml có thể thay đổi hành vi người tiêu dùng và đạt được hiệu quả cho việc giảm tỉ lệ người thừa cân béo phì so với bánh, kẹo, ô mai...

thue-tieu-thu-dac-biet-anh.jpg
Đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội).

Theo bà Ánh, nhiều nước đánh thuế đồ uống có đường nhưng tỉ lệ thừa cân béo phì vẫn tăng, do vậy nếu áp sắc thuế này một cách máy móc có làm gia tăng việc tiêu thụ đồ uống không chính thức hoặc sản phẩm sản xuất thủ công.

Cũng theo đại biểu, hiện nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã chuyển sang các sản phẩm đồ uống hàm lượng đường dưới 5 gram/trên 100ml, nhưng vẫn có độ ngọt sẽ không phải chịu thuế.

"Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với doanh nghiệp trong nước, tạo sự bất bình đẳng với công ty nước ngoài, chưa nên áp dụng thuế này với nước giải khát có đường", đại biểu Ánh đề nghị.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm