Cựu thủ tướng Imran Khan kêu gọi người dân Pakistan biểu tình chống chính phủ

(PLO)- Kế hoạch kích động sự giận dữ từ người dân của cựu Thủ tướng Pakistan Imran Khan có thể làm tăng thêm sự bất ổn chính trị ở quốc gia vốn đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng nghiêm trọng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong cuộc họp báo hôm 22-5 ở TP Peshawar, cựu Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã kêu gọi những người ủng hộ ông tuần hành tới thủ đô Islamabad biểu tình vào ngày 25-5 như một cách để thúc đẩy chính phủ hiện tại từ chức và tiến hành các cuộc bầu cử mới.

“Chúng ta sẽ không chấp nhận chính phủ này. Chúng ta sẽ đợi ở Islamabad cho đến khi họ giải tán các hội đồng và công bố ngày bầu cử mới, tiến hành cuộc bầu cử một cách minh bạch và không có bất kỳ sự can thiệp nào của nước ngoài” - ông Khan tuyên bố.

Cựu Thủ tướng Pakistan Imran Khan. Ảnh: REUTERS

Cựu Thủ tướng Pakistan Imran Khan. Ảnh: REUTERS

Theo tờ South China Morning Post (SCMP), động thái của ông Khan có thể sẽ làm tăng thêm sự bất ổn chính trị ở một quốc gia vốn đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế do lạm phát gia tăng.

Cựu Thủ tướng Pakistan gần đây đã tổ chức liên tục nhiều các cuộc biểu tình nhằm khơi dậy sự tức giận của người dân chống lại chính quyền tân Thủ tướng Shehbaz Sharif, thu hút số lượng lớn người tham gia trên khắp đất nước.

Kế hoạch kích động sự giận dữ từ người dân của ông đang đặt chính phủ mới vào thế phòng thủ khi họ vừa phải tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế đang ngày càng trầm trọng thêm mà cũng vừa phải tìm cách kiểm soát số lượng lớn người dân tràn xuống đường biểu tình.

Những người ủng hộ cựu Thủ tướng Imran Khan xuống đường biểu tình kêu gọi chính phủ hiện tại từ chức. Ảnh: AFP

Những người ủng hộ cựu Thủ tướng Imran Khan xuống đường biểu tình kêu gọi chính phủ hiện tại từ chức. Ảnh: AFP

Ông Bilawal Bhutto Zardari - Ngoại trưởng Pakistan và là chủ tịch đảng Nhân dân Pakistan (PPP) - cho rằng hành động của cựu Thủ tướng đang nghiêng về chủ nghĩa cực đoan.

“Hiện tại, ông Khan không tham gia bất kỳ hoạt động chính trị nào nên rất khó để làm việc với ông ấy” - ông Zardari nói.

Cựu Thủ tướng Khan (69 tuổi) đã bị lật đổ vào tháng 4 sau một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trong Quốc hội. Ông đổ lỗi cho Mỹ vì "âm mưu" đằng sau sự sụp đổ của ông, một lời cáo buộc mà chính quyền Tổng thống Joe Biden đã bác bỏ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm