Sáng 1-10, chính quyền đặc khu Hong Kong đã tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm ngày Quốc khánh Trung Quốc tại quảng trường Kim Tử Kinh (quận Loan Tử).
Tại buổi lễ, đặc khu trưởng Lương Chấn Anh phát biểu nhấn mạnh: “Hong Kong và đại lục liên kết chặt chẽ trong phát triển. Chúng ta phải sát cánh bên nhau làm việc để biến giấc mơ Trung Hoa thành hiện thực… Những người khác nhau có ý kiến khác nhau về gói cải cách (bầu cử) là điều có thể hiểu được nhưng dứt khoát có bầu cử phổ thông đầu phiếu vẫn tốt hơn là không”.
Báo South China Morning Post (Hong Kong) ghi nhận lúc đó, bên ngoài quảng trường Kim Tử Kinh, nghị sĩ Lương Quốc Hùng, Chủ tịch đảng Liên đoàn Dân chủ xã hội và những người biểu tình hô khẩu hiệu đòi đặc khu trưởng Lương Chấn Anh từ chức.
Ngày 1-10, cuộc biểu tình của phong trào Chiếm trung tâm (Occupy Central) đã bước sang ngày thứ tư.
Liên đoàn Sinh viên Hong Kong tiếp tục ra tối hậu thư yêu cầu đến ngày 2-10 đặc khu trưởng Lương Chấn Anh phải từ chức, nếu không sinh viên sẽ chiếm các cơ quan chính quyền.
Tại lễ kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc, Ủy viên hội đồng quận Nam Paul Zimmerman mang theo cây dù (dù là biểu tượng của người biểu tình, được dùng để đối phó hơi cay). Ảnh: REUTERS
Hưởng ứng lời kêu gọi từ mạng xã hội Facebook, trong ngày 1-10, nhiều cuộc biểu tình ủng hộ phong trào Chiếm trung tâm ở đặc khu Hong Kong đã diễn ra tại 64 thành phố ở Mỹ, Canada, New Zealand, Úc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Áo, Đan Mạch, Pháp, Phần Lan, Đức, Na Uy, Thụy Điển, lãnh thổ Đài Loan, đặc khu Ma Cau (Trung Quốc). Thành phần chủ yếu là sinh viên.
Hãng tin Kyodo (Nhật) đưa tin người phát ngôn Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon tuyên bố: “Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon hiểu rằng đây (biểu tình ở Hong Kong) là vấn đề nội bộ và hối thúc các bên liên quan giải quyết bất đồng theo phương thức hòa bình và bảo vệ các nguyên tắc dân chủ”.
Tại Anh, trả lời đài truyền hình Sky News, Phó Thủ tướng Nick Clegg cho biết ông đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh đến gặp vào cuối tuần này. Mục đích để bày tỏ lo ngại về cách thức chính quyền đặc khu Hong Kong xử lý biểu tình và khẳng định lập trường của Anh rằng Hong Kong phải được hưởng bầu cử tự do, công bằng và cởi mở.
Tại Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Jen Psaki cho biết ngày 1-10, Ngoại trưởng John Kerry có thể sẽ thảo luận về tình hình đặc khu Hong Kong với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại Washington, D.C. Ngoại trưởng Vương Nghị dự kỳ họp Đại Hội đồng LHQ ở Mỹ đồng thời thăm Mexico và Mỹ từ ngày 24-9 đến 2-10.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Robert Menendez cho biết đã gửi thư kêu gọi đặc khu trưởng Lương Chấn Anh thực thi vai trò lãnh đạo để bảo đảm các quyền tự do, dân chủ đầy đủ cho người dân đặc khu Hong Kong.
Nghị sĩ Chris Smith, Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền toàn cầu thuộc Ủy ban Đối thoại Hạ viện, thông báo một tổ đặc biệt đã được thành lập để giám sát tình hình nhân quyền ở đặc khu Hong Kong.
Ông kêu gọi Trung Quốc phải thể hiện vai trò lãnh đạo và kiềm chế trong đối phó với các cuộc biểu tình hòa bình, đồng thời tôn trọng các cam kết bảo đảm quyền tự trị và các quyền tự do cơ bản ở Hong Kong.
THẠCH ANH
Tại lãnh thổ Đài Loan, Hội đồng Đại lục sự vụ của chính quyền Đài Loan ra thông cáo ủng hộ tự do bầu cử ở đặc khu Hong Kong, đồng thời kêu gọi Trung Quốc đại lục và Hong Kong tìm kiếm đồng thuận thông qua tham vấn với người dân. Chắc chắn bầu đặc khu trưởng bằng lá phiếu của 5 triệu cử tri tốt hơn lá phiếu của 1.200 người (thuộc Ủy ban bầu cử đặc khu trưởng Hong Kong). Đặc khu trưởng LƯƠNG CHẤN ANH Mặt trời vẫn mọc như thường lệ! (Giám đốc Văn phòng liên lạc của chính phủ Trung Quốc tại |