Đạo diễn 'Biệt động Sài Gòn': Sôi động đến phút cuối khi nghĩ về làm phim

(PLO)- Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã nói, đạo diễn Long Vân luôn luôn chỉ nghĩ đến phim và thế giới phim, điều đó sôi động đến phút cuối, trong tâm tưởng của ông.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đạo diễn Long Vân - cha đẻ phim Biệt động Sài Gòn - qua đời ở tuổi 87 sau thời gian bị bệnh nặng.

Cách đây mấy tháng, nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã có dịp đến thăm ông. Đó cũng là lần cuối cùng bà gặp người đạo diễn từng là bạn thân với chồng mình. Sau chuyến đi đó, bà nói với mọi người, đạo diễn Long Vân không còn ở với chúng ta được lâu nữa.

Nói là nói thế, nhưng biên kịch Trịnh Thanh Nhã cho biết, bà vẫn thấy choáng khi đón nhận tin này. Bởi với bà, lúc nào cũng thấy ở con người này năng lượng sống vẫn còn mạnh mẽ, khi nào ông cũng hỏi về công việc, nghề nghiệp, đầu ông ấy lúc nào cũng cựa quậy.

Phim
Đạo diễn Long Vân tại trường quay phim 'Những đứa con biệt động Sài Gòn'. Ảnh: TIỀN PHONG

Nhớ lại cuộc trò chuyện cuối cùng giữa mình và đạo diễn Long Vân, nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã bộc bạch: “Trong đầu ông luôn nghĩ đến chuyện làm phim, khi nói đến chuyện làm phim thì ông tỏ ra hứng khởi, còn không chỉ im lặng và buồn buồn. Ông hỏi tôi về câu chuyện của hãng phim truyện Việt Nam. Ông ấy luôn luôn chỉ nghĩ đến phim và thế giới phim, điều đó sôi động đến phút cuối, trong tâm tưởng của ông”.

Theo nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã, cuộc gặp gỡ đó bà thấy ở ông sự mệt mỏi và phảng phất nỗi buồn.

“Ông hơi buồn vì phải nằm một mình trên gác, gia đình cũng không muốn nhiều người qua lại vì sợ ông mệt. Ông là người quảng giao, nhiều bạn bè, không được gặp mọi người vì thế nên ông mới buồn”- nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã nói.

Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã cũng cho biết, ông có một đời sống ổn định thậm chí là sung túc, vì vậy ông không băn khoăn về đời sống cá nhân nhưng ông vẫn luôn trăn trở điện ảnh sẽ đi về đâu, anh em bạn bè làm gì, sống như thế nào.

Đạo diễn Long Vân sinh năm 1936 tại Hà Nội, sau đó ông cùng gia đình theo kháng chiến lên Thái Nguyên. Bộ phim Biệt động Sài Gòn là phim màu đầu tiên của nền điện ảnh Việt Nam được công chiếu năm 1985. Phim gồm 4 tập có tên lần lượt là Điểm hẹn, Tĩnh lặng, Cơn giông, Trả lại tên cho em.

Sau Biệt động Sài Gòn, đạo diễn Long Vân còn làm thêm phim Hẹn gặp lại Sài Gòn, Giải phóng Sài Gòn...

Dàn diễn viên gạo cội Biệt Động Sài Gòn hội ngộ trong một chương trình truyền hình. Nguồn: Vie.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm