ĐBSCL: Lần đầu phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo cột sống cổ

Ngày 30-3, BS CK2 Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc chuyên môn BV đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết BV vừa thực hiện thành công phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo cột sống cổ cho bệnh nhân BVS (45 tuổi, TP Cần Thơ).

Đây là lần đầu tiên BV thực hiện phẫu thuật này và cũng là lần đầu tiên tại ĐBSCL.

Trước đó nhiều tháng, bệnh nhân S. có triệu chứng đau cột sống cổ, tê và yếu tay chân. Hơn một tháng nay không đi lại được nên được đưa vào BV điều trị.

Qua kiểm tra và hội chẩn, các bác sĩ nhận định bệnh nhân mắc bệnh lý tủy cổ do thoát vị đĩa đệm tầng C5-6 chèn ép vào tủy sống cạnh trung tâm lệch phải. Bệnh nhân được chỉ định thay đĩa đệm nhân tạo đốt sống cổ ở tầng C5-6. 

Hình ảnh trước và sau phẫu thuật thay đĩa đệm cột sống cổ 1 Hình ảnh trước và sau phẫu thuật thay đĩa đệm cột sống cổ 2
Hình ảnh trước và sau phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo cột sống cổ. 

Êkíp phẫu thuật mất khoảng 1 giờ để cắt đĩa và lấy nhân nhầy giải áp cho tủy và rễ thần kinh tại chỗ.

Theo BS CK2 Huỳnh Thống Em, để điều trị bệnh lý tủy - rễ cổ nguyên nhân do khối thoát vị chèn ép vào tủy sống thường được lựa chọn phẫu thuật với phương pháp cắt đĩa đệm, lấy khối nhân nhầy để giải áp và sau đó hai tầng đốt sống được hàn cứng lại bằng nêm PEEK cộng với nẹp vít. Tuy nhiên, việc làm cứng các đốt sống này gây mất tầm vận động tại chỗ, tăng lực tải lên các đốt sống liền kề chính vì thế có thể gây bệnh lý lên các đĩa đệm kề cận.

Trong một số trường hợp cụ thể, phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo cột sống cổ có thể được chỉ định nhằm mục đích duy trì tầm vận động cột sống cổ, giảm tải lực lên các đốt sống liền kề, giảm nguy cơ gây bệnh lý cho các đốt sống và đĩa sống kế cận.

Cũng theo BS Thống Em, chỉ định thay đĩa đệm nhân tạo cột sống cổ chỉ áp dụng ở nhóm người bệnh còn duy trì được tập vận động cột sống cổ, các nhóm khớp cột sống cổ không thoái hóa và chức năng còn tốt thì phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo cột sống cổ mới mang hiệu quả tối đa đối với phẫu thuật này.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bác sĩ Phòng khám vệ tinh Vĩnh Lộc B phối hợp với nhân viên y tế của Trạm y tế Vĩnh Lộc B xử lý vết thương cho một bệnh nhi. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Phòng khám đa khoa vệ tinh, cánh tay nối dài của BV

(PLO)- Sở Y tế TP.HCM cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ các phòng khám đa khoa vệ tinh trên địa bàn cải tiến, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tạo điều kiện thuận lợi để người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng tốt và gần nơi ở nhất.

Đưa bệnh viện về gần dân nhưng vướng nhiều thứ

Đưa bệnh viện về gần dân nhưng vướng nhiều thứ

(PLO)- Tại TP.HCM, bên cạnh một số phòng khám đa khoa vệ tinh hoạt động khá hiệu quả vẫn có những phòng khám chỉ hoạt động cầm chừng hoặc được một thời gian thì đóng cửa do vướng thủ tục BHYT, thiếu nhân sự…

Người dân đang chờ khám bệnh tại Phòng khám đa khoa vệ tinh Linh Xuân, TP Thủ Đức, TP.HCM. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Trạm y tế đông nhờ phòng khám đa khoa vệ tinh

(PLO)- Việc đưa các chuyên khoa và nhân lực từ bệnh viện quận, huyện về tuyến dưới thông qua mô hình phòng khám đa khoa vệ tinh giúp tăng cường năng lực y tế cơ sở, giảm áp lực cho các bệnh viện tuyến trên.