Đối với đề thi tự luận phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi trong đề thi.
Đặc biệt năm nay, điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm đều được quy về thang điểm 20. Theo lý giải của Bộ Giáo dục - đào tạo, quy định thang điểm 20 thay cho thang điểm 10 là để giúp các trường ĐH, CĐ tuyển sinh được những thí sinh phù hợp với nguồn lực, chất lượng đào tạo, uy tín và đẳng cấp của trường.
Ngoài ra, đề thi phải ghi rõ có mấy trang và có chữ "HẾT" tại điểm kết thúc đề. Chũng theo dự thảo, trong một kỳ thi, mỗi môn thi có đề thi chính thức và đề thi dự bị với mức độ tương đương; mỗi đề thi có hướng dẫn chấm, đáp án kèm theo.
Về cấu trúc đề thi, ThS Nam Nhật Minh (phó trưởng phòng quản lý thi, tuyển sinh và công nhận văn bằng - Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GD-ĐT) cho biết, cấu trúc đề thi được xây dựng trên cơ sở kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ trước đây, đều nằm trong chương trình THPT và tập trung chủ yếu kiến thức lớp 12.
Đề thi năm nay vẫn có những câu hỏi tương tự đề thi tốt nghiệp THPT những năm trước đây để học sinh có học lực trung bình có thể làm được và đủ điều kiện tốt nghiệp. Đồng thời có những phân hóa để phục vụ việc xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.
Bộ GD-ÐT chủ trương tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm nay theo các cụm thi liên tỉnh: mỗi cụm thi sẽ tổ chức thi cho các thí sinh ít nhất từ hai tỉnh và sẽ giao cho các trường ÐH chủ trì tất cả các khâu, đặc biệt là khâu coi thi, chấm thi. Việc tổ chức cụm thi này được kế thừa từ việc tổ chức cụm thi quốc gia (tại Quy Nhơn, Vinh, Cần Thơ, Hải Phòng) ở kỳ thi “ba chung” tuyển sinh ÐH, CÐ trước đây vốn đã được dư luận đánh giá cao trong việc tạo thuận lợi cho thí sinh. Với các tỉnh có khó khăn, nếu UBND tỉnh đề nghị, Bộ GD-ÐT sẽ xem xét để tổ chức cụm thi tại tỉnh dành cho những thí sinh dự thi kỳ thi này chỉ để xét tốt nghiệp THPT. Những cụm thi này cũng do các trường ÐH chủ trì. Như vậy, cả các cụm thi liên tỉnh cũng như các cụm thi tỉnh đều được tổ chức trong khuôn khổ của cùng một quy chế, cùng một quy trình, đều do các trường ÐH chủ trì. Việc làm này nhằm đảm bảo sự công bằng, độ tin cậy của kết quả thi, cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. PGS.TS Trần Văn Nghĩa - Phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GD-ÐT |