Đề xuất ưu đãi thuế cho xe hybrid để giảm giá bán

(PLO)- Bộ Công thương đề xuất ưu đãi thuế và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất xe điện (EV) và xe hybrid, nhằm giảm chi phí sản xuất và giảm giá bán.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nam miền Nam

Bộ Công thương vừa trình Dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đặt mục tiêu tỉ lệ nội địa hoá 80-85%

Phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam không chỉ đảm bảo mục tiêu đóng góp, nâng cao hiệu quả tổng thể về kinh tế - xã hội, đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu thị trường nội địa, và tham gia sâu vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp ô tô toàn cầu, mở rộng, nâng cao kim ngạch và giá trị gia tăng trong xuất khẩu trên cơ sở đảm bảo đáp ứng các yêu cầu mới, đi tiên phong trong vấn đề bảo vệ môi trường và chuyển hoàn toàn sang sản xuất, cung ứng các sản phẩm ô tô sử dụng điện và năng lượng xanh, năng lượng mới.

ưu đãi thuế
Việt Nam đặt mục tiêu tỉ lệ nội địa hoá đến 85% vào năm 2045. Ảnh: QUANG HUY

Đến năm 2030: Phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trên cơ sở bảo đảm về mục tiêu, hiệu quả tổng thể về kinh tế - xã hội; hướng mục tiêu tới việc tiếp cận và chủ động về công nghệ sản xuất các chi tiết máy; đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn về môi trường và xu hướng sử dụng năng lượng tiết kiệm và năng lượng xanh, tăng cường khả năng cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và tham gia vào chuỗi giá trị ô tô toàn cầu, có giá trị xuất khẩu lớn.

Đến năm 2045: Phát triển ngành công nghiệp ô tô không chỉ đảm bảo mục tiêu đóng góp, nâng cao hiệu quả tổng thể về kinh tế - xã hội mà còn đáp ứng các yêu cầu mới, đi tiên phong trong vấn đề bảo vệ môi trường và chuyển hoàn toàn sang sản xuất, cung ứng các sản phẩm ô tô sử dụng điện và năng lượng xanh, năng lượng mới; tiến tới chủ động hoàn toàn về công nghệ sản xuất động cơ cho hầu hết các chủng loại xe; đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và tham gia sâu vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp ô tô toàn cầu; mở rộng, nâng cao kim ngạch và giá trị gia tăng trong xuất khẩu.

Theo đó, Dự thảo đặt ra mục tiêu: Giai đoạn đến năm 2030, bắt đầu sản xuất được một số chi tiết quan trọng trong bộ phận truyền động, hộp số, động cơ (nhất là cho xe khách và xe tải nhẹ), từng bước tham gia hệ thống cung ứng sản phẩm hỗ trợ trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp ô tô thế giới. Đủ khả năng cung ứng 55 - 60% (về giá trị) linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước.

Tầm nhìn đến năm 2045, tiếp tục phát triển công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô, phấn đấu trở thành nhà cung cấp quan trọng nhiều loại linh kiện, phụ tùng cho ngành công nghiệp ô tô khu vực và thế giới. Đáp ứng trên 80 - 85% (tính theo giá trị) nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước.

Năm 2050, sẽ thay thế hoàn toàn 80,5% xe sử dụng động cơ đốt trong

Dự thảo đưa ra định hướng chung là phát huy nội lực của quốc gia; chú trọng liên kết, hợp tác với các tập đoàn sản xuất ô tô lớn trên thế giới để phát triển ngành công nghiệp ô tô theo hướng đồng bộ với phát triển hạ tầng giao thông; đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu thị trường nội địa và định hướng ngày càng tham gia sâu vào chuỗi giá trị ngành ô tô toàn cầu; mở rộng, nâng cao kim ngạch và giá trị gia tăng trong xuất khẩu các sản phẩm của ngành ô tô;

Đồng thời, đáp ứng các yêu cầu mới của thị trường, đi tiên phong trong vấn đề bảo vệ môi trường và định hướng chuyển dịch hoàn toàn sang sản xuất, cung ứng các sản phẩm ô tô sử dụng xe điện hoá, xe hybrid, xe sử dụng năng lượng mặt trời, sử dụng nhiên liệu sinh học và nhiên liệu xanh mới khác... phù hợp với định hướng phát triển năng lượng quốc gia, góp phần tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước theo hướng văn minh, hiện đại.

xe-dien-nuoc-ngoai-o-to-Trung-Quoc2.jpg
Đến năm 2050, Việt Nam sẽ thay thế 80,5% xe động cơ đốt trong. Ảnh: QUANG HUY

Cụ thể, giai đoạn đến năm 2030, đây được xác định là giai đoạn khởi đầu cho Chiến lược, định hướng phát triển ngành ô tô Việt Nam sẽ đạt mức cơ giới hoá và đạt khoảng trên 1,0 triệu xe các loại vào năm 2030. Trong giai đoạn này xác định các dòng xe động cơ đốt trong vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong cả sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu.

Tầm nhìn đến năm 2045, và những năm tiếp theo được xác định sẽ là giai đoạn tăng trưởng mạnh của lượng xe điện hoá, xe hybrid, xe sử dụng năng lượng mặt trời, sử dụng nhiên liệu sinh học và nhiên liệu xanh mới... và tiến dần đến sự ổn định của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Trong đó, xe điện hoá, xe hybrid, xe sử dụng năng lượng mặt trời, sử dụng nhiên liệu sinh học và nhiên liệu xanh mới... sẽ thay thế hoàn toàn 80,5% xe sử dụng động cơ đốt trong vào năm 2050.

Đề xuất ưu đãi thuế cho xe hybrid để giảm giá bán

Từ đó, ngoài các giải pháp về chính sách, môi trường, Dự thảo đưa ra nhiều giải pháp phát triển bền vững và xanh hóa ngành công nghiệp ô tô.

Đơn cử như đề xuất ưu đãi thuế và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất xe điện (EV) và xe hybrid, nhằm giảm chi phí sản xuất và giá bán.

Thu hút đầu tư vào phát triển mạng lưới trạm sạc điện trên toàn quốc, bao gồm các trạm sạc nhanh tại các thành phố lớn và dọc theo các tuyến đường cao tốc.

Khuyến khích đầu tư, cải tiến và sử dụng các loại động cơ tiên tiến, tiết kiệm nhiên liệu và giảm lượng phát thải CO2.

Phát triển các vật liệu nhẹ và tái chế trong sản xuất ô tô nhằm giảm trọng lượng xe, tiết kiệm nhiên liệu và giảm tác động đến môi trường.

Triển khai các chương trình tái chế xe cũ, thu hồi và xử lý các linh kiện, phụ tùng một cách an toàn và hiệu quả.

Phát triển các khu công nghiệp ô tô xanh với cơ sở hạ tầng hiện đại, áp dụng công nghệ sản xuất sạch và quản lý môi trường hiệu quả.

Đầu tư vào phát triển hệ thống giao thông công cộng và các tuyến đường ưu tiên cho xe điện, xe đạp và phương tiện giao thông xanh khác.

Khuyến khích đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô xanh, bao gồm các ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính và các chương trình hỗ trợ kỹ thuật.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm