Khi hệ thống giáo dục còn tập trung quá nhiều vào việc phải vượt qua kỳ thi, về những kiến thức căn bản của công nghệ, kinh tế, về sự hợp tác và những chính sách… những thứ có thể khiến chúng thấy không liên quan đến mình. Lâu dài, điều này làm trẻ nghĩ rằng một cá nhân đơn phương không thể nào thay đổi cả thế giới. Một nguy cơ thực sự khi sự thờ ơ và vỡ mộng của những người lớn đang làm lu mờ tư duy của trẻ nhỏ, chúng nghĩ chúng sẽ không làm được gì lớn lao cho thế giới!
Để giải quyết câu chuyện này, chương trình ‘Kế hoạch để Thay đổi’ (Design for Change-DFC) đã ra đời với lý tưởng cho rằng trẻ em không hề ‘vô dụng’. DFC tin rằng những người trẻ càng lạc quan thì sự thay đổi họ tạo ra càng khả quan và niềm tin của họ có thể làm được càng lớn.
DFC thành lập ở Ấn Độ và đang hoạt động ở hơn 30 quốc gia bao gồm cả Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Brazil,... Ở Đông Nam Á có Singapore và Philipines tham gia. Tổ chức này đang phát triển nhanh chóng với sự xuất hiện của nhiều 'siêu anh hùng nhí'. Mục tiêu tạo ra một thế hệ lãnh đạo thay đổi thế giới trong thế kỉ 21.
Thông qua một chương trình gồm 4 bước ‘Cảm nhận – Tưởng tượng – Làm – Chia sẻ’, chương trình này yêu cầu mỗi đứa trẻ phải thực hành từng bước để xác định và thay đổi những vấn đề xảy ra trong cộng đồng chúng sinh sống. Và mục tiểu cuối cùng là thay đổi tư duy từ ‘Liệu mình có thể?’ trở thành ‘Mình hoàn toàn có thể.’
Chương trình Design for Change với tham vọng thay đổi tư duy của trẻ em trên thế giới. Ảnh từ http://www.dfcworld.com/
Cảm nhận – là bước đầu tiên, chúng cần quan sát cuộc sống xung quanh, xác định vấn đề mà trẻ quan tâm nhất, tìm kiếm sự giúp đỡ từ cộng đồng để hiểu rõ về vấn đề đó từ nhiều góc nhìn và gây dựng sự đồng cảm trong vấn đề đó.
Tưởng tượng - trẻ sẽ sáng tạo ra những ý tưởng có thể nhìn thấy trước mắt hoặc chỉ là trừu tượng. Những ý tưởng này sẽ khuấy động tâm trí trẻ và buộc chúng tìm ra những phương hướng giải quyết. Tiếp theo, chúng sẽ đứng lên và thực hiện những kế hoạch của mình.
Làm - Sau khi thực hiện, chúng sẽ xác định lại những sai lầm của mình và rút kinh nghiệm.
Chia sẻ - chúng sẽ mang kế hoạch và câu chuyện của mình kể lại cho mọi người và đăng tải lên trang web của tổ chức Design for Change, để những đứa trẻ khác trên thế giới có thể thấy được suy nghĩ “Mình hoàn toàn có thể.’
Bạn có thể dễ dàng nhận ra nhân vật anh hùng trong những cuốn truyện tranh, họ có những năng lực khác thường để biến thế giới theo ý họ trở thành một nơi tốt đẹp hơn. Và suy nghĩ ‘Mình có thể làm được’ là một năng lực mà chúng ta hướng đến để biến thế hệ tương lai trở thành những anh hùng thực sự.
Với những năng lực như lòng trắc ẩn, quan sát, thuyết phục, truyền cảm hứng, tưởng tượng… trẻ em hoàn toàn có thể xác định và giải quyết những vấn đề chúng quan tâm. Sẽ có những đứa trẻ với câu chuyện của chúng trong vấn đề xói mòn văn hóa truyền thống, ô nhiễm môi trường, phân biệt chủng tộc…
Chương trình Design for Change đã trải dài trên 30 quốc gia và những ý tưởng từ những đứa trẻ đang được áp dụng vào thực tế. Sự thay đổi tư duy này đã bù đắp vào những khoảng trống trong hệ thống giáo dục hiện tại bằng một giải pháp đơn giản. Trẻ em đang dần nhận thức và cảm giác được trách nhiệm của mình đối với cộng đồng mà chúng đang sinh sống. Hơn thế, chúng có tham vọng, có niềm tin và những công cụ để định hình một thế giới tốt đẹp hơn. Đó là một cuộc cách mạng trong giáo dục.
Thực tế, mô hình của chương trình này có thể dành cho mọi gia đình, mọi tổ chức để giáo dục con em họ. Không hề khó khăn và phức tạp.
Đối với trẻ, ban đầu có thể là một sự tò mò và thích thú như một trò chơi mới; nhưng về sau khi chúng tiếp xúc với những người khác, nói chuyện và thuyết phục sẽ tạo ra sự nhận thức đầy đủ và ý thức được trách nhiệm của mình.
Việc làm của những bậc phụ huynh, là nói với chúng rằng ‘Con hoàn toàn có thể làm được’. Dạy con bạn rằng chúng có thể thay đổi thế giới, bạn đang tạo ra một hành tinh tốt đẹp hơn cho trẻ, và cũng tạo ra những đứa trẻ hoàn hảo cho hành tinh.