Diện mạo đô thị TP.HCM biến đổi ra sao sau 3 thế kỷ?

(PLO)- Từ cuối thế kỷ 18 đến nay, TP.HCM không ngừng thay da đổi thịt, diện mạo đô thị TP ngày càng khang trang, hiện đại sau ba thế kỷ.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nhân Ngày Đô thị Việt Nam 8-11, Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển (CEFURDS) phối hợp với Khoa Đô thị học Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM tổ chức chương trình triển lãm bộ sưu tập gồm các bản đồ của Sài Gòn - TP.HCM từ cuối thế kỷ 18 cho đến nay.

Đô thị Sài Gòn - TP.HCM biến đổi không ngừng

Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển cho biết, vào cuối thế kỷ 18, Sài Gòn đã là một đô thị hoàn chỉnh điển hình của thời Trung Đại. Không gian Sài Gòn lúc bấy giờ gồm khu phố Bến Nghé và Chợ Lớn.

TP được bao quanh bởi lũy Bán Bích ở phía Tây, rạch Thị Nghè ở phía Bắc, sông Sài Gòn phía Đông và rạch Bến Nghé phía Nam.

bản đồ sài gòn-TP.HCM xưa
Bản đồ Sài Gòn năm 1799.
z4860339661360_25aaf61483247e30eaf56713f676046d.jpg
Bản đồ Gia Định thành năm 1816.

Vào năm 1861, Sài Gòn được quy hoạch trở thành thành phố 500.000 người. Thời kỳ này hệ thống đường ở TP cũng bắt đầu hình thành, các tuyến đường lớn chạy song song với sông Sài Gòn bắt đầu được nghiên cứu.

z4860339661508_eff968a0962985a14047c4fd32105765.jpg
Bản đồ TP Sài Gòn năm 1878.

Đến năm 1878, các trục đường quan trọng được hình thành như Lê Duẩn, Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Nguyễn Huệ… Có tổng cộng 29 công trình lớn được xây dựng trong thời kỳ này. Trong số đó phải kể đến như Hội trường Thống Nhất - địa danh nổi tiếng ngày nay.

Vào năm 1882, hệ thống giao thông, đường sá phát triển hơn nữa. Đường sá thành phố được xây dựng đối xứng, xuyên cắt ra đến bờ sông, bờ rạch. Tuyến đường xe điện Sài Gòn - Chợ Lớn kéo dài 5 km được xây dựng.

Bên cạnh đó, nhiều công trình lớn của TP cũng được bắt đầu xây dựng như Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện TP…

TP trải qua rất nhiều giai đoạn lịch sử, Sài Gòn - TP.HCM đã trở thành vùng đất hội nhập, giao lưu nhiều nền văn hóa khác nhau. Đến nay thành phố đang lớn lên từng ngày, phát triển hiện đại và trở đô thị tầm cỡ khu vực Đông Nam Á.

Ông Phạm Minh Triết - nhà sưu tập bản đồ Sài Gòn - TP.HCM

TP.HCM có thể phát triển hơn nữa nhưng cũng nhiều nỗi lo

bản đồ TP.HCM
Ông Phạm Minh Triết chia sẻ khó khăn lớn nhất trong quá trình tìm lại các bản đồ đô thị TP là thuyết phục người lưu giữ.

Chia sẻ trong buổi tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng cho biết khi nhìn vào bản đồ đô thị thành phố thấy rằng đô thị Sài Gòn - TP.HCM có thể phát triển rực rỡ hơn nữa.

Tuy nhiên, tại đây nhiều chuyên gia cũng nhận định TP.HCM có thể đối mặt với nhiều khó khăn trong tương lai như ngập nước, khói bụi, kẹt xe...

z4860290991201_4a46b3525d9241f4210cb0ea6bc9d639.jpg
PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu trong buổi tọa đàm và triển lãm.

Bà Lê Tú Cẩm – Chủ tịch Hội di sản văn hóa TP cho biết người dân thành phố đang rất tâm tư về vấn đề ngập nước mỗi khi mưa xuống, triều lên. Đây là vấn đề nóng, nan giải.

"Tôi mong chờ vào các công trình nghiên cứu của thế hệ trẻ trong tương lai để có thể giải quyết thực trạng ngập nước, triều cường” - bà Cẩm nói.

thuyết minh về bản đồ TP.HCM
PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân thuyết minh về các bản đồ TP.

Tương tự, ông Phạm Minh Triết cho rằng mưa ngập, kẹt xe, mật độ dân số cao… là các vấn đề chung của đô thị thế giới và là một bài toán khó. Vì vậy, cần sự phối hợp của nhiều cơ quan, ban ngành cần tìm ra hướng giải quyết, bởi lẽ trong tương lai thành phố sẽ còn phát triển hơn nữa.

z4860290941038_cea470604d4f4531f6b08603fdc344fa.jpg
Ông Võ Kim Cương-nguyên phó KTS TP phát biểu tại buổi lễ.

Ông Võ Kim Cương – Nguyên phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM cho biết: "Để phát triển TP.HCM trong tương lai, người làm quy hoạch cần có tư duy tổng hợp và bao quát. Bên cạnh đó, chúng ta cần giải quyết quan hệ tương quan, cân bằng lợi ích của các bên khi thực hiện quy hoạch”.

z4860297274943_7870c8eb95002f476fee4fdbc26a27d3.jpg
Bản đồ định hướng phát triển không gian đến năm 2025.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm