Điệp viên đánh chìm tàu Hòa bình Xanh xin lỗi sau 30 năm

"30 năm sau sự kiện, giờ thì cảm xúc đã nguôi ngoai và tôi cũng đã xa rời sự nghiệp, tôi nghĩ đã đến lúc để bày tỏ sự ân hận sâu sắc nhất cùng lời xin lỗi của tôi", Jean-Luc Kister, từng là thợ lặn của cơ quan tình báo Pháp DGSE, cho biết trong cuộc phỏng vấn với đài NZTV hôm 6-9.

Vào 10-7-1985, tàu Rainbow Warrior neo đậu ở Auckland trên đường tới Mururoa Atoll để phản đối Pháp thử nghiệm hạt nhân. Kister lúc đó phục vụ trong cơ quan tình báo Pháp DGSE, tổ chức đã lệnh cho ông tiến hành ngăn chặn tàu Rainbow Warrior của tổ chức Greenpeace (Hòa bình xanh) bằng cách đánh mìn, làm nhiếp ảnh gia Bồ Đào Nha Fernando Pereira thiệt mạng.

Ông Jean-Luc-Kister, cựu thợ lặn điệp viên của cơ quan tình báo Pháp DGSE (Nguồn: Sputnik News) 

Kister cho biết sau vụ đặt mìn, ông vẫn làm việc trong quân đội, tuy nhiên hành động đó đã khiến lương tâm ông ray rứt suốt ba thập kỷ qua. Vì thế ông thấy rằng mình cần phải xin lối gia đình nhiếp ảnh gia Fernando, nạn nhân “vô tội” trong vụ nổ trên tàu Rainbow Warrior.

“Tôi muốn nhân cơ hội này bày tỏ sự tiếc thương sâu sắc của tôi đối với họ”, ông Kister nói. Ông nói rằng ông xem vụ đặt mìn con tàu là một lỗi lầm lớn của chính quyền Pháp và là “một hành động bất công, mờ ám được thực hiện ở một đất nước thân thiện và hòa bình”.

 Thân tàu Rainbow Warrior bị phá vỡ sau vụ đánh bom ngày 10-7-1985 (Nguồn: Sputnik News)

Ông nhấn mạnh rằng hành động này “giống như việc sử dụng găng tay đấm bốc để đè bẹp một con muỗi” nhưng ông cùng đồng đội mình đã không dám kháng lệnh vì họ là những chiến binh.

Kister là chỉ huy của một nhóm nhỏ nằm trong một nhóm gồm 12 điệp viên thừa lệnh đặt hai quả mìn vào con tàu Rainbow Warrior trong đêm đó cách đây 30 năm. Hai thành viên của nhóm gồm Dominique Prieur và Alain Mafart bị các thám tử Kiwi bắt giữ và sau đó bị kết tội người 10 năm tù và người 7 năm tù, nhưng mỗi người chỉ bị giam 2 năm tù.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm