Dinh dưỡng cho trẻ sau khi tiêm chủng

(PLO)- Theo BS.CKI Hồ Thanh Phương – Hệ Thống Y Tế 315 chi Nhánh Nhi Đồng 315 Nguyễn Văn Quá, trong 24 giờ đầu sau khi tiêm chủng, một số trẻ có thể ăn ít hơn, giảm bú do đau tại nơi tiêm, do sốt,... cha mẹ đừng quá lo lắng, những phản ứng phụ này cũng thường xảy ra và không nguy hiểm.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sau tiêm, trẻ em cần được chăm sóc đặc biệt để giúp cơ thể nhanh phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch, dinh dưỡng sau tiêm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình này.

dinh-duong-cho-tre-sau-khi-tiem-chung.jpg
Hệ Thống Tiêm Chủng Nhi 315 cung cấp đầy đủ các loại vaccine chất lượng nhất cho trẻ em từ 0-15 tuổi.

Ăn đủ 4 nhóm dinh dưỡng:

Để có hệ miễn dịch khỏe mạnh, chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân đối là cần thiết. Cần cho trẻ ăn đầy đủ, cân bằng 4 nhóm dưỡng chất chính (bao gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất) cũng như đa dạng các loại thực phẩm.

Tùy vào tình trạng của trẻ sau tiêm mà cha mẹ có thể cho trẻ ăn các loại thức ăn phù hợp như các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa (súp, cháo, sữa…).

Nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như cá, thịt, trứng, sữa, rau xanh và trái cây, các lợi khuẩn đường ruột (những thực phẩm này cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, axit amin giúp phục hồi cơ thể). Ngoài ra, chế độ ăn cần cung cấp đầy đủ các vi chất cần thiết cho hệ miễn dịch như vitamin A, C, D, E, B2, B6, B12, folic acid và các khoáng chất như sắt, selenium, kẽm.

Nên tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm chứa béo bão hòa hay thức ăn chiên, xào…vì gây khó tiêu. Các loại cá, đặc biệt là cá béo (cá thu, cá ngừ, cá trích…) là những thực phẩm giàu Omega 3 giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chống viêm tốt.

Trẻ cần tránh thực phẩm gây dị ứng: cần tránh các thực phẩm đã từng gây ra tình trạng dị ứng ở trẻ hoặc các thực phẩm lạ vì có khả năng gây dị ứng.

Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Sau khi tiêm vắc xin, trẻ thường có các dấu hiệu đau sốt, vì thế bổ sung nước cho cơ thể là việc rất cần thiết. Uống đủ nước giúp máu lưu thông tốt hơn, cung cấp đủ oxy cho các tế bào, từ đó tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Cơ thể đủ nước cũng hỗ trợ hạ nhiệt tốt hơn.

Nên cho trẻ uống nước thường xuyên. Khi uống nước nên uống từ từ, chia nhiều lần trong ngày và chia nhỏ lượng nước cần uống để giúp giảm cơn khát tốt hơn.

Lượng nước trung bình nên cung cấp cho cơ thể khoảng 1.5 - 2.5 lít/ngày tùy lứa tuổi. Trong đó, 20% nước đến từ thức ăn và 80% còn lại được bổ sung qua đường uống.

Nước lọc, nước trái cây không đường và súp là những lựa chọn tốt. Các loại nước hoa quả có thể uống bổ sung như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép, nước dừa… để cung cấp lượng vitamin C, A cần thiết cho cơ thể.

Đảm bảo chế độ sinh hoạt đều đặn

Sau khi tiêm chủng nên cho trẻ ngủ sớm, ngủ đủ giấc theo nhu cầu của từng độ tuổi.

Tránh các vận động mạnh, tuy nhiên trẻ có thể thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 15-20 phút/ngày giúp hỗ trợ tuần hoàn máu.

dinh-duong-cho-tre-sau-khi-tiem-chung-2.jpg
Hệ Thống Y Tế 315 với 52 phòng khám Nhi Đồng 315 và Tiêm chủng 315 chính thức bắt đầu tiêm vắc-xin phòng, chống dịch sởi miễn phí cho trẻ em từ 1 đến 10 tuổi.

Dấu hiệu nguy hiểm, cần đưa trẻ đi khám lại ngay tại cơ sở y tế

Theo BS.CKI Hồ Thanh Phương – Hệ Thống Y Tế 315 chi Nhánh Nhi Đồng 315 Nguyễn Văn Quá cho biết sau khi tiêm chủng trẻ được theo dõi khoảng 30 phút, nếu phát hiện các biểu hiện bất thường như nôn trớ, thở nhanh, thở khò khè, đau bụng, da mẩn đỏ… phụ huynh cần báo ngay cho nhân viên y tế.

Nếu trẻ sốt cao trên 39 độ C, khó đáp ứng thuốc hạ sốt, sốt kéo dài trên 24 giờ, sốt xuất hiện sau 24 giờ tiêm chủng. Hoặc, đồng thời trẻ khóc thét, quấy khóc kéo dài, kém tương tác với cha mẹ, trẻ mệt, ngất, li bì hoặc hôn mê, co giật, nôn trớ, viêm sưng cứng quanh vùng vừa tiêm… cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.

Trẻ sau khi tiêm thường có những phản ứng phụ sau tiêm chủng như sốt, quấy khóc, đỏ, sưng nhẹ vết tiêm… là một trong những nỗi lo lắng của nhiều phụ huynh. Phản ứng phụ có thể nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào cơ địa của trẻ và loại vắc xin được tiêm. Các phản ứng phụ này có thể khiến trẻ khó chịu trong một vài ngày nhưng sẽ thuyên giảm sau 1-2 ngày mà không cần phải điều trị đặc biệt. Tuy nhiên trẻ vẫn cần được theo dõi thêm ít nhất trong vòng 24 giờ để phát hiện các phản ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ.

Phản ứng thông thường (nhẹ):

Đỏ và sưng nhẹ tại chỗ tiêm: đây là phản ứng phổ biến và thường không nghiêm trọng.

Sốt nhẹ: có thể xuất hiện trong vài giờ sau tiêm.

Khó chịu hoặc quấy khóc: trẻ có thể cảm thấy không thoải mái nhưng thường không kéo dài lâu.

Cách xử trí trường hợp có phản ứng sưng nóng đỏ đau tại vị trí tiêm:

Không đắp, bôi bất kỳ chất gì lên vị trí tiêm (không thoa dầu, đắp khoai tây, thoa chanh,...) vì gây nhiễm trùng vết tiêm; có thể chườm lạnh trong ngày đầu giúp chỗ tiêm giảm đau, giảm sưng. Tránh chạm, đè vào vết tiêm khi bế trẻ

Nếu chỗ tiêm tiếp tục đau, cứng, nóng đỏ, kích thước to lên > 2cm cần đưa trẻ đi khám lại sớm.

Dinh dưỡng cho trẻ sau khi tiêm chủng.jpg
Thực phẩm nên ăn sau tiêm chủng

Cách xử trí trường hợp có phản ứng sốt:

Thường đáp ứng tốt với thuốc hạ sốt giảm đau thông thường như Paracetamol liều 15mg/kg/lần. Theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ mỗi 4 giờ. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, không ủ ấm trẻ.

Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú mẹ thường xuyên hơn, duy trì chế độ dinh dưỡng hằng ngày đủ bữa, đủ số lượng

Phản ứng thông thường có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng nếu các dấu hiệu bất thường kéo dài trên 24 giờ hoặc nặng hơn tính từ thời điểm tiêm chủng cần đưa trẻ đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất.

Phản ứng nghiêm trọng:

Nếu trẻ có những biểu hiện như kích thích, bứt rứt hoặc mệt mỏi kéo dài có thể, hoặc kèm theo sốt cao, kém đáp ứng với thuốc hạ sốt, trẻ bị sốt xuất hiện 24 giờ sau tiêm, co giật… là những phản ứng nghiêm trọng.

Những phản ứng được xếp vào loại phản vệ nặng như sưng mắt, sưng môi, nổi mề đay toàn thân, tím tái khó thở, nôn ói, đau bụng liên tục,... các biểu hiện của hội chứng sốc nhiễm độc, tình trạng sức khỏe bất thường khác

Đối với phản ứng dị ứng nặng (phản vệ), mặc dù rất hiếm, nhưng đây là phản ứng cần can thiệp khẩn cấp và thường xảy ra trong vài phút đến vài giờ sau tiêm.

Khi trẻ có phản ứng nặng, cha mẹ cần khẩn trương đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhất để được xử lý và cấp cứu kịp thời, tuỳ mức độ nghiêm trọng trẻ có thể cần nhập viện theo dõi sát và điều trị tích cực, chuyên sâu.

Hệ thống Y Tế 315:

Hotline: 0901.315.315

-Phòng khám Đa khoa Quốc tế Ivy Health

- Hệ thống Y Tế Phụ Sản 315 https://www.phusan315.com/

- Hệ thống Y Tế Nhi Đồng 315 https://www.nhidong315.com/

- Hệ thống Y Tế Tiêm Chủng Nhi 315 https://www.tiemchungnhi315.com/

- Hệ thống Y Tế Mắt 315 https://www.mat315.com/

- Hệ thống Y Tế Tim Mạch - Tiểu Đường 315 https://www.timmachtieuduong315.com/

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm