Những thời điểm vàng đầu đời của trẻ
Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em - Pediatric primary health care (PPHC) có tầm quan trọng hàng đầu đối với sức khỏe và sự phát triển của tất cả trẻ em, giúp trẻ đạt được tiềm năng thực sự của mình. Hành trình này bao gồm chăm sóc toàn diện trong suốt vòng đời, từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành
Từ khi trẻ sơ sinh được đưa về nhà từ bệnh viện cho đến khi nhập học và sau đó, trẻ em cần phải thường xuyên đến gặp bác sĩ để khám sức khỏe định kỳ với bác sĩ gia đình. Các bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu nhi khoa (PCP) chuyên nhận biết và điều trị các bệnh tật và tình trạng phổ biến nhất ở trẻ em. Bao gồm các bệnh lý về thể chất (cả cấp tính và mãn tính) cũng như chăm sóc sức khỏe tinh thần, hành vi và cảm xúc.
Theo báo cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ - AAP, trong số trẻ em và thanh thiếu niên ở Hoa Kỳ từ năm 2011 đến năm 2014, cứ 3 trẻ sẽ có 1 bé có tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Trong số trẻ em từ 9 đến 17 tuổi, cứ 5 trẻ sẽ có 1 em mắc phải các rối loạn về tâm thần, hành vi có thể chẩn đoán được.
Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phép phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các tình trạng chậm phát triển, các rối loạn bẩm sinh và các vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, nhận thức và cảm xúc của trẻ.
Theo Bs. Chuyên khoa 1 Nhi khoa Đoàn Tuyết Kha – Hệ Thống Y Tế Nhi Đồng 315 chi nhánh Quốc lộ 22 (TP.HCM), những lần thăm khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc phát triển và tiêm chủng cho phép các chuyên gia chăm sóc sức khỏe xác định và giải quyết các mối quan tâm tiềm ẩn ở giai đoạn đầu, tạo điều kiện cho việc điều trị và hỗ trợ kịp thời. Bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chăm sóc nhi khoa làm giảm nguy cơ biến chứng sức khỏe trong tương lai và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh.
Nếu bé bỏ lỡ mũi tiêm vaccine nào đó, có khắc phục được không?
Ngoài việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ, phụ huynh cần phải tuân thủ theo lịch tiêm chủng của Bộ Y tế để bảo vệ trẻ trước nhiều bệnh. Nếu cha mẹ trì hoãn và chậm không đưa con đi tiêm vắc-xin sẽ làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh cho con mình.
Tuy nhiên, trong một số tình huống bất khả kháng như trẻ đang bệnh, thiếu vaccine và không có sự lựa chọn thay thế, vẫn có thể xảy ra tình trạng chậm trễ.
Với hệ thống tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ đang được phát triển tại Việt Nam, cha mẹ cũng đừng quá lo lắng khi con trẻ bị trễ lịch tiêm do vaccine có thể được tiêm bổ sung nếu trẻ đủ điều kiện tiêm ngừa. Khi trẻ để lỡ mũi vaccine nào đó theo lịch tiêm chủng, cần nhanh chóng cho trẻ đi tiêm sớm nhất có thể nhằm đảm bảo trẻ được tiêm chủng bổ sung.
Bs. Chuyên khoa 1 Nhi khoa Đoàn Tuyết Kha – Hệ Thống Y Tế Nhi Đồng 315 chi nhánh Quốc lộ 22 (TP.HCM), tư vấn: “Hầu hết các trẻ tiêm vaccine muộn không cần phải tiêm bắt đầu lại từ đầu, bất kể thời gian giữa các liều đã trôi qua. Trẻ bỏ lỡ mũi tiêm vaccine theo lịch hẹn đều cần được bác sĩ sàng lọc và tư vấn cụ thể về các mũi tiêm bù, tiêm đuổi hoặc tiêm mới”.
Tùy từng trường hợp cụ thể, khoảng cách giữa các liều có thể ngắn hơn hoặc dài hơn khoảng cách chuẩn và số liều cần tiêm có thể giảm theo độ tuổi khi bắt đầu tiêm vắc-xin. Ví dụ, nếu bắt đầu tiêm vắc-xin Haemophilus influenzae type b lúc 15 tháng tuổi, trẻ chỉ cần tiêm 1 liều vắc-xin Hib (Haemophilus influenzae type b).
Hệ thống Y Tế 315
Hotline: 0901.315.315
-Phòng khám Đa khoa Quốc tế Ivy Health
- Hệ thống Y Tế Phụ Sản 315 https://www.phusan315.com/
- Hệ thống Y Tế Nhi Đồng 315 https://www.nhidong315.com/
- Hệ thống Y Tế Tiêm Chủng Nhi 315 https://www.tiemchungnhi315.com/
- Hệ thống Y Tế Mắt 315 https://www.mat315.com/
- Hệ thống Y Tế Tim Mạch - Tiểu Đường 315 https://www.timmachtieuduong315.com/