Dự kiến trong tháng 3-2021, Hà Nội sẽ chính thức phê duyệt sáu đồ án quy hoạch phân khu đô thị bao phủ bốn quận nội đô gồm Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng. Khi các quy hoạch này đi vào cuộc sống sẽ giúp Hà Nội giải quyết các vấn đề cấp bách trong phát triển đô thị khu vực trung tâm, đặc biệt là vấn đề cải tạo chung cư cũ trên địa bàn…
Khu tập thể cũ Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng) xuống cấp nghiêm trọng, nhiều năm chờ cải tạo. Ảnh: TRỌNG PHÚ
Cải tạo khu tập thể cũ thành cao ốc
Sáu đồ án quy hoạch phân khu đô thị này bao phủ diện tích hơn 2.709 ha với dân số hiện trạng gần 900.000 người. Dự kiến đến năm 2030 quy hoạch sẽ kiểm soát dân số ở khu vực lõi này về mức gần 650.000 người, giảm hơn 200.000 người so với dân số hiện nay.
Một trong những điểm đáng chú ý là quy hoạch này đã đề cập đến vấn đề cải tạo, xây dựng lại các khu nhà tập thể, chung cư cũ trên địa bàn các quận nội thành cũ. Theo đó, Hà Nội thống nhất quan điểm cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể cũ theo hướng cao tầng, mật độ thấp, bổ sung hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và các tiện ích công cộng, không gia tăng quy mô dân số trong khu vực.
Quan điểm này cũng được Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội thống nhất cao khi tiến hành thảo luận về Chương trình công tác số 03-CTr/TU của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025” tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ TP diễn ra vào ngày 11-3.
Tại đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết TP có hơn 1.500 chung cư cũ, khu tập thể cũ, trong đó có khoảng 300 nhà chung cư riêng lẻ và hơn 1.200-1.300 tòa nhà nằm trong các khu tập thể cũ. Hà Nội sẽ cải tạo theo từng khu để đảm bảo văn minh đô thị, trước mắt sẽ ưu tiên cải tạo các chung cư, tập thể cũ xuống cấp, nguy hiểm cấp độ D. “Quy hoạch phân khu bốn quận nội đô lịch sử sắp ban hành cũng sẽ tạo điều kiện để cải tạo chung cư cũ” - Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.
Phân loại chung cư, khu tập thể cũ
Cũng tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết vấn đề cải tạo chung cư cũ ở khu vực nội đô lịch sử đã vướng mắc gần bốn nhiệm kỳ, các vướng mắc chủ yếu liên quan đến quy định của luật pháp, nghị định của Chính phủ, quyết định của TP. Để giải quyết vấn đề này, tới đây Hà Nội sẽ xây dựng đề án tổng thể về cải tạo chung cư cũ trình cấp có thẩm quyền để có chính sách đặc thù cho thủ đô.
Theo ông Tuấn, Hà Nội sẽ phân loại ba nhóm chung cư, tập thể cũ để có chính sách riêng cho từng nhóm. Trong đó nhóm 1 gồm các khu tập thể với nhiều tòa chung cư (như khu Thành Công, Kim Liên, Trung Tự, Bạch Mai, Ngọc Khánh); nhóm 2 gồm 5-7 nhà tập thể cũ; nhóm 3 là các chung cư cũ độc lập, đơn lẻ.
Với nhóm 1, ví dụ như khu Thành Công, quy mô khoảng 30 ha, có vài chục chung cư cũ. Dự án cải tạo, tái thiết sẽ quy hoạch 1/500, đồng bộ giải pháp, tất cả sẽ tái định cư tại trung tâm khu đất, cho phép xây chung cư cao tầng, giải phóng quỹ đất 20%-25% (khoảng 7 ha) để phát triển các chức năng dịch vụ, thương mại, hạ tầng du lịch…
“Quan trọng ở đây là không hạn chế cao tầng, sẽ thiết lập các quỹ đất thương mại dịch vụ, có thể đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án, đối ứng vốn… Cân bằng được tái định cư tại chỗ, thỏa mãn quy hoạch không gian ngầm, đồng bộ đa dạng giải pháp, khung cơ chế thì các chủ đầu tư sẽ cùng tham gia” - ông Tuấn nói.
Với nhóm thứ hai, ông Tuấn cho biết cũng tương đồng với nhóm chung cư riêng lẻ. Ví dụ, quận Hoàn Kiếm có 120 chung cư riêng lẻ, sẽ thiết lập một phương án đầu tư tổng thể, xây dựng lại các chung cư cũ này nhưng tái định cư hoán đổi trên địa bàn một phường, một quận. Hoặc sẽ tái định cư tại chỗ cho 30 chung cư cũ, hút 90 chung cư cũ khác về. Quỹ đất của 90 chung cư cũ sẽ để phát triển hạ tầng khác.
Ông Tuấn cho biết thành phố sẽ tổng kiểm định các chung cư cũ trên địa bàn, phân theo chất lượng A, B, C, D để ưu tiên xử lý các trường hợp xuống cấp nghiêm trọng cấp độ D, C để cải tạo đồng bộ với đề án của TP.•
Tháo gỡ điểm nghẽn để phát triển đô thị Đây là 6/8 quy hoạch phân khu đô thị còn lại trong số 35 quy hoạch phân khu được giao cho Hà Nội lập để cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng thủ đô do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011. Sáu đồ án quy hoạch này mang số hiệu H1-1A, H1-1B, H1-1C (Hoàn Kiếm), H1-2 (Ba Đình), H1-3 (Đống Đa) và H1-4 (Hai Bà Trưng) tỉ lệ 1/2000. Như vậy, sau khoảng 10 năm nghiên cứu, triển khai xây dựng, đến nay các quy hoạch này sắp ra đời và là công cụ tháo gỡ các điểm nghẽn phát triển đô thị tại bốn quận nội thành cũ.
(PLO)- Ấn Độ và Pakistan đều lên tiếng cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay hai bên đã đồng ý "ngừng bắn hoàn toàn và ngay lập tức",
(PLO)- Tiệc tại nhà là tổ chức sự kiện tại không gian gia đình để đón tiếp khách mời trong không khí riêng tư, ấm cúng. Đặt nấu tiệc tại nhà, nấu đám cưới trọn gói giúp khách hàng tiết kiệm chi phí vì giá dịch vụ hiện nay khá rẻ
(PLO)- TP.HCM: Cháy tiệm điện lạnh, 1 người tử vong; Bắt nghi phạm phóng hỏa khiến 3 người tử vong tại nhà trọ ở TP Thủ Đức; Xe tải tông sập căn nhà cấp bốn vừa được xây tặng, bé 5 tháng tuổi tử vong; Bình Dương: Tìm thấy công nhân bị nước cuốn trôi, phép màu không xảy ra; Truy tìm người mặc áo khoác đen chích điện 2 người dân ở TP Phú Quốc.
(PLO)- Hiện nay, một số người dân cho rằng TP.HCM cần tổ chức giao thông để các phương tiện từ Nhà ga T3, đường C12 và đường Cộng Hòa được di chuyển nhanh hơn.
(PLO)- Chủ tịch UBND TP.HCM giao Sở Xây dựng phối hợp với quận, huyện, TP Thủ Đức kiểm tra, rà soát tình trạng sinh trưởng, phát triển của hệ thống cây xanh đô thị để có biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời, đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.
(PLO)- Một hành động giản dị nhưng đầy ấm áp của cán bộ CSGT tại điểm thi sát hạch lái xe ở Đồng Tháp đã chạm đến trái tim nhiều người, lan tỏa hình ảnh đẹp về lực lượng công an vì dân, gần dân.
(PLO)- UBND TP.HCM vừa có văn bản chấp thuận chủ trương và danh mục lập điều chỉnh tổng thể đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa, phường 28, quận Bình Thạnh.
(PLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Thái Bình cần lấn biển để có không gian mới phát triển bứt phá. Đồng thời, Thủ tướng chỉ đạo tỉnh nghiên cứu làm ngay tuyến đường 10 làn kết nối với Hưng Yên.
(PLO)-Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị rút ngắn thời gian, phấn đấu vượt tiến độ dự án cao tốc đoạn qua Nam Định, Thái Bình ít nhất 6 tháng, hoàn thành trong năm 2026.
(PLO)- Bộ Xây dựng yêu cầu địa phương khẩn trương thực hiện các thủ tục để xác định nguyên nhân, đưa ra giải pháp xử lý, khắc phục kịp thời, bảo đảm chất lượng công trình.
(PLO)- Trong bối cảnh sân bay Long Thành sắp vận hành, tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành giữ vai trò then chốt trong bài toán hạ tầng, cần được triển khai đồng bộ và khẩn trương.