Trên tất cả, gà hoàn toàn không phải là con vật hoang đường như rồng và được nhiều nền văn hóa lớn chọn làm biểu tượng chính thức hoặc không chính thức. Hoặc khoác lên nó chiếc áo mang những đặc trưng cao quý.
Ý nghĩa tượng trưng của chú gà trống liên quan chặt chẽ đến cách ứng xử thường nhật và khí chất của nó: Vì tính dũng cảm, nó chễm chệ ở rất nhiều tượng đài tử sĩ trên thế giới sau Thế chiến thứ hai.
Những tính chất cơ bản của gà trống ở phương Tây được đúc kết như sau: Tự phụ, kiêu hãnh, hiếu chiến, thích chinh phục, luôn chủ động tấn công và ồn ào hiếu động.
Trong Thánh kinh, gà trống tượng trưng cho sự trở lại của ánh sáng ban ngày sau bóng tối của đêm. Như Chúa đã chuyển bóng tối thành ánh sáng bởi những lời truyền dạy của ngài, bởi cả cuộc sống, cái chết và sự phục sinh.
Đối với Hồi giáo, gà trống tượng trưng cho ánh sáng, sự phục sinh, ngày phán xử cuối cùng. Mohammed nói: Gà trống trắng là bạn của ta, là kẻ thù của kẻ thù của ta (kẻ thù đó là Shaitan=Satan).
Gà trống xuất hiện chính thức trên lá cờ của Wallonie, một vùng đất lịch sử và văn hóa miền Nam nước Bỉ.
Pháp, tuy không có văn bản chính thức nào chỉ định gà trống là biểu tượng quốc gia nhưng nó được công nhận bởi dân chúng Pháp, từ sau Cách mạng Pháp 1789. Napoléon cho rằng gà yếu đuối và nhiều lần muốn người Pháp chọn diều hâu làm biểu tượng dân tộc nhưng không thành công.
Hãy kiêu hãnh như gà trống, slogan này vẫn tồn tại trong văn hóa dân gian Pháp và ngày nay biểu tượng gà trống Gaulois kiêu hãnh còn đại diện cho các đội tuyển bóng đá Pháp.
Xét về mặt nghệ thuật tạo hình, gà trống xuất hiện đủ kiểu, đủ dáng, đủ vẻ.
Sau đây là một số hình tượng gà chỉ với vài nét phác đơn sơ: