Đưa 38 hài cốt quân tình nguyện về nghĩa trang quê nhà

Hài cốt quân tình nguyện đặt tại chùa Huê Nghiêm.

Đây là kết quả đợt cất bốc, di dời hài cốt đồng đội do Ban liên lạc CCB Trung đoàn 96 (Sư đoàn 309) tại Quảng Nam phối hợp với Chi hội 5 (Chi hội Nghĩa tình người lính) thực hiện. Theo đó, các CCB đã cất bốc 38 hài cốt liệt sĩ ở nghĩa trang thuộc các tỉnh phía Nam và đưa về chùa Huê Nghiêm tổ chức các hoạt động nghĩa tình đồng đội. Đồng thời lo chu đáo công việc di chuyển 36 hài cốt liệt sĩ về các nghĩa trang liệt sĩ của tỉnh Quảng Nam và hai hài cốt liệt sĩ về tỉnh Khánh Hòa.

Đưa các anh về với quê nhà. 

Ông Nguyễn Thanh Nhẫn, Chi hội trưởng Chi hội 5 (Nghĩa tình đồng đội) tại TP.HCM, cho biết: “Từ nhiều năm qua, chúng tôi đã nỗ lực thực hiện theo tâm nguyện của thân nhân liệt sĩ, cũng như tâm huyết của đồng đội. Nhờ có sự phối hợp tốt nên tổ chức thực hiện được chín đợt cất bốc, di dời với tổng số 169 hài cốt liệt sĩ về nghĩa trang quê nhà. Qua đó, đáp ứng được nguyện vọng của thân nhân liệt sĩ, cũng như các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội tại các địa phương đón các liệt sĩ về nghĩa trang quê nhà”.      

Đừng bỏ lỡ

Trung Quốc lên tiếng về đàm phán Nga-Mỹ

Trung Quốc lên tiếng về đàm phán Nga-Mỹ

(PLO)- Lên tiếng sau cuộc đàm phán Nga-Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khẳng định Bắc Kinh ủng hộ mọi nỗ lực thúc đẩy đàm phán hòa bình Nga-Ukraine, song lưu ý thế giới cũng cần quan tâm các điểm nóng khác.

Đọc thêm

Thí điểm 'Đề án hạnh phúc', nhân viên được làm việc với thời gian linh hoạt

Thí điểm 'Đề án hạnh phúc', nhân viên được làm việc với thời gian linh hoạt

(PLO)- Theo bà Trần Thị Kim Thanh, Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới cho hay Sở LĐ-TB&XH TP.HCM triển khai Đề án Hạnh phúc nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao nhận thức và hành động trong đội ngũ cán bộ, hướng đến môi trường làm việc nhân văn và linh hoạt về giờ giấc. 

Video: Chàng trai đam mê 'tái sinh' nghệ thuật pháp lam

Video: Chàng trai đam mê 'tái sinh' nghệ thuật pháp lam

(PLO)- Lặng lẽ nhưng bền bỉ, anh Trương Thanh Tùng (ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM) đã dành trọn 5 năm để hồi sinh nghệ thuật pháp lam – loại hình nghệ thuật từng được xem là di sản cung đình, nay đứng trước nguy cơ mai một.