Tham dự gồm 16 đội tuyển quốc gia (tăng bốn suất so với kỳ trước). Giải chia thành bốn bảng như sau:
+ Bảng A: Hà Lan, Na Uy, Đan Mạch, Bỉ
Chủ nhà Hà Lan được lợi thế sân nhà sau hai trận thắng Đan Mạch và Na Uy đều 1-0 đã đoạt vé vào tứ kết, trong khi đội được đánh giá cao hơn là Na Uy từng hai lần đăng quang (1987, 1993) lại bị loại sớm khi để thua Bỉ 0-2. Suất còn lại sẽ là tranh chấp giữa Đan Mạch và Bỉ do cả hai đều đã có 3 điểm (Đan Mạch thắng Bỉ 1-0, Bỉ thắng Na Uy 2-0).
+ Bảng B: Đức, Thụy Điển, Nga, Ý
Đức đương kim vô địch vẫn thể hiện sức mạnh đang dẫn đầu bảng. Họ đã có đến tám lần vô địch trong đó có bảy lần liên tục. Hiện đội hình Đức đã trẻ hóa, chỉ giữ lại hai cựu binh Mittag và Goesling làm chỗ dựa nòng cốt. Đức đã thắng Ý 2-1 và hòa Thụy Điển 0-0 đạt 4 điểm, đứng đầu bảng. Thụy Điển đương kim á quân Olympic cũng 4 điểm cạnh tranh ráo riết sau khi hòa Đức và đánh bại Nga 2-0. Cần biết Thụy Điển là một trong ba nước từng giành một chức vô địch năm 1984 sau Đức và Na Uy. Bám sát hai đội trên là Nga đã thắng Thụy Điển 2-0.
Các nữ tuyển thủ Đức đã có tám lần vô địch Euro. Ảnh: GETTY IMAGES
+ Bảng C: Pháp, Áo, Iceland, Thụy Sĩ
Pháp với bộ khung Lyon vô địch Champions League làm nòng cốt do tiền đạo A. Henry gương mặt mới đầy triển vọng dẫn đầu. Pháp nuôi tham vọng vươn lên mạnh mẽ soán ngôi Đức và trở thành ứng cử viên sáng giá lần này. Trận ra quân họ đã thắng Iceland 1-0, xếp ngang hàng Áo cũng đã thắng Thụy Sĩ cùng tỉ số 1-0.
+ Bảng D: Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Scotland
Anh vào cuộc rất hoành tráng, quật ngã bạn “hàng xóm” Scotland đến 6-0, trong đó tuyển thủ J. Taylor lập hat trick đầu tiên. Kế đến là Tây Ban Nha vượt lên trên Bồ Đào Nha với chiến thắng 2-0.
Tại giải này, thị trường cá cược đặt Đức đứng đầu với tỉ lệ đặt cược vô địch 2/1, xếp trên Pháp 3/1. Kế đến là Anh tỉ lệ 8/1, sau đó mới tới Thụy Điển và Hà Lan 10/1, Na Uy 16/1.