Đừng để dân được ‘cục tức’ khi tăng giá viện phí!

Người dân được đối xử tốt hơn. Cứ tạm cho là dân được lợi các mặt trên nhưng còn hại thì thế nào?

Người viết xin kể lại câu chuyện mắt thấy tai nghe. Tại một cuộc mổ thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân được gây mê và nằm sấp. Phẫu thuật viên sau khi dùng dao rạch một đường dài ở lưng, bộc lộ cột sống để tiến hành đưa các vật liệu nhân tạo vào cột sống. Tuy nhiên, hai cây kềm, đúng hơn là dụng cụ dùng để banh hai thành cơ ra để phẫu thuật viên thuận tiện làm việc phía bên dưới. Banh cơ đổ mồ hôi hột nhưng cơ của bệnh nhân vẫn cứng ngắc!

Phẫu thuật viên yêu cầu bác sĩ gây mê cho thêm thuốc giãn cơ. Một ống thuốc được tiêm thêm cho bệnh nhân. Năm phút sau, phẫu thuật viên tiếp tục yêu cầu cho thêm thuốc giãn cơ vì cơ còn quá cứng. Lúc này phẫu thuật viên có vẻ khó chịu bảo: Đã quá liều rồi, không thể cho thêm được nữa. Vị phẫu thuật viên lắc đầu ngao ngán. Chúng tôi đã xem lại lọ thuốc này có nguồn gốc từ Trung Quốc và nó được mua thông qua đấu thầu.

Mang câu chuyện trên kể với một vài bác sĩ quen, họ cười to bảo rằng người viết ngoài ngành làm sao biết hết được. Có loại bệnh mà chỉ cần uống vài viên thuốc đặc trị là khỏi  nhưng với thuốc đấu thầu trong bệnh viện thì uống gấp 5-6 lần cũng chưa khỏi.

Bộ Y tế tự hỏi tăng viện phí dân được gì? Được khám bệnh trong môi trường quá tải, đợi chờ? Nằm viện là nằm hành lang, cầu thang? Được uống những viên thuốc toàn bột mì, bột bắp mà bệnh nhân chẳng cần ăn cơm cũng no chăng? Làm sao có được chuyện bệnh nhân là khách hàng trong khi dịch vụ y tế là một loại hàng hóa “độc quyền”, nhất là hàng hóa y tế tuyến cuối. Như vậy, dân chấp nhận trả thêm viện phí để được nhận lại chất lượng dịch vụ không như mong đợi!

“Giá dịch vụ tính đủ chi phí, trong đó có tiền lương sẽ làm thay đổi nhận thức của cán bộ y tế, bệnh viện phải phục vụ tốt thì mới có nguồn thu để trả lương và thu nhập cho cán bộ” - ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Y tế, giải thích trong một cuộc họp với báo chí. Điều này cho thấy hóa ra lâu nay cán bộ y tế phục vụ vì tiền, người bệnh không có tiền thì “bày tỏ thái độ” hay sao?

Bệnh nhân khổ quá rồi, nghe hứa suông nhiều quá rồi và nói chung là cũng quen quá rồi nên ngành y tế đừng hứa hẹn nữa. Hãy làm đi! Làm sao giảm tải bệnh viện để người dân không phải đi sớm về khuya ở bệnh viện? Làm sao để nâng chất lượng điều trị bằng việc nâng cao tay nghề, lương tâm thầy thuốc; thuốc men vào bệnh viện phải là thuốc chất lượng chứ không phải là “thuốc giá rẻ mà có chất lượng cao”? Ngành y tế giúp (không phải ban ơn) cho người bệnh để họ đạt mọi quyền lợi cao nhất chứ đừng nói người bệnh được gì như giống “ăn thua đủ”. Cứ cái đà này, người bệnh chỉ được “cục tức” khi vào bệnh viện mà thôi!

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới