Đừng để trái phiếu doanh nghiệp 'ngạt thở'

(PLO)- Nếu điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp bị siết quá chặt sẽ làm gia tăng nguy cơ vỡ nợ.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo số liệu vừa cập nhật của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 8 vừa qua đạt 11.730 tỉ đồng, giảm 76% so với cùng kỳ năm ngoái và 44% so với tháng trước đó.

Về tỉ trọng, trong tháng 8, ngành ngân hàng tiếp tục giữ tỉ trọng phát hành trái phiếu lớn nhất, chiếm tới 78,69%, với lượng phát hành đạt 9.230 tỉ đồng, theo sau là ngành bất động sản (15,35%, ở mức 1.800 tỉ đồng).

Luỹ kế tám tháng đầu năm, ngành ngân hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất chiếm 48,04% tổng mức phát hành đạt 112.030 tỉ đồng. Ngành bất động sản đứng thứ 2, với tỉ trọng 28,63%, với giá trị phát hành đạt 66.770 tỉ đồng.

Theo Bộ Tài chính, trong năm nay khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn vào khoảng 144.500 tỉ đồng. Sang năm, con số này sẽ tăng lên 271.400 tỉ đồng và 329.500 tỉ đồng đến năm 2024. Như vậy, tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đến hạn trả nợ trong vòng 3 năm tiếp theo lên tới 745.400 tỉ đồng.

Hiện tại, dự thảo sửa đổi của Nghị định 153/2020 vẫn đang trong quá trình xem xét và chưa được thông qua.

Theo các chuyên gia kinh tế, nếu các điều kiện phát hành trái phiếu qui định theo hướng siết chặt như là các doanh nghiệp yếu kém không được phát hành, hoặc doanh nghiệp không được phát hành trái phiếu riêng lẻ để góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, mua trái phiếu của doanh nghiệp khác, hoặc cho doanh nghiệp khác vay vốn … chắc chắn đối tượng phát hành và đối tượng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ sẽ giảm đáng kể.

Và như vậy, khi kênh huy động vốn từ trái phiếu doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn, còn thị trường chứng khoán và nếu ngay cả kênh tín dụng cũng chật hẹp thì sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro vỡ nợ đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm